Hồ Trung Dũng: Biết vượt qua giới hạn...

13:26, Thứ bảy 04/08/2012

( PHUNUTODAY ) - 22 tuổi, Hồ Trung Dũng trở thành giảng viên tiếng Đức. 26 tuổi, Dũng quyết định theo con đường ca hát solo và ghi được dấu ấn nhất định trong làng nhạc.

Phải nói thật lòng, tôi chọn Hồ Trung Dũng là nhân vật cho bài viết của mình không phải vì tôi mê nhạc của Dũng. Tôi vốn là người yêu trẻ, đám trẻ nhà tôi lại trót “mê” Dũng vì Dũng “thông minh hơn học sinh lớp 5” như tên một chương trình gameshow được phát trên truyền hình – điều mà trước đó chưa người chơi nào làm được.
[links()]
Nghề hát là một định mệnh đẹp của số phận

Dũng đưa tôi cùng anh quay ngược về tuổi thơ với những ký ức đẹp như chuyện cổ tích. Trong suốt những năm học cấp 1, Dũng giữ chức lớp trưởng nhưng lại vô cùng hiền và cả nhút nhát nữa.

Nhiều người bạn thời thơ ấu sau nhiều năm gặp lại đều hết sức ngạc nhiên trước một Hồ Trung Dũng chững chạc và có phần “sành điệu” khác hẳn với hình ảnh của một cậu lớp trưởng thường bị họ bắt nạt thời thơ ấu.

Dũng bảo rằng, dù tính cách nhút nhát nhưng từ nhỏ tới lớn, anh luôn bị “đẩy” vào hoàn cảnh phải đứng trước đám đông. Chính những điều đó đã giúp sự nhút nhát phải ẩn vào phía trong, nhường chỗ cho một Hồ Trung Dũng đầy chững chạc cả trên sân khấu cũng như trên giảng đường.

Dũng nói với tôi rằng, anh không hề có ý định trở thành ca sĩ chuyên nghiệp ngay cả khi đã đi hát trong nhóm bè Cadilac dù niềm đam mê âm nhạc mỗi ngày một lớn dần.
Dũng nói với tôi rằng, anh không hề có ý định trở thành ca sĩ chuyên nghiệp ngay cả khi đã đi hát trong nhóm bè Cadilac dù niềm đam mê âm nhạc mỗi ngày một lớn dần.

Dũng kể rằng, anh bắt đầu “sự nghiệp ca hát” của mình từ năm học lớp 3. Thời ấy, chưa có Internet như bây giờ nhưng tình yêu với âm nhạc thì không hề kém. Những người yêu nhạc như anh trai của Dũng có một thói quen rất đẹp là nắn nót chép những bài hát vào trong một cuốn tập nhạc được trang trí hết sức lộng lẫy và công phu.

Một bữa, anh trai về nhà, tay cầm cây đàn ghi ta và hát ca khúc “Linh hồn tượng đá”. Ngay lập tức, Dũng bị giai điệu của bài hát mê hoặc dù khi đó chẳng hiểu thế nào là “linh hồn tượng đá”, thậm chí còn ngây ngô hỏi anh trai:

Tại sao đã là đá rồi mà còn có linh hồn ? Thấy Dũng thích, anh trại đưa tập nhạc cho Dũng và đệm đàn cho cậu hát. Ngay lần đầu tiên ấy, cậu bé học sinh lớp 3 Hồ Trung Dũng đã vào nhịp rất chuẩn và hát không sai một nốt nào.

Ngay anh trai cậu cũng phải ngạc nhiên trước nhạc cảm của cậu em. Bữa đó, cả gia đình trở thành khán giả của chàng ca sĩ nhí.

Dũng nói với tôi rằng, anh không hề có ý định trở thành ca sĩ chuyên nghiệp ngay cả khi đã đi hát trong nhóm bè Cadilac dù niềm đam mê âm nhạc mỗi ngày một lớn dần. Trước đó, Dũng đi hát ở quán bar, tham gia đội văn nghệ của trường Nhân văn cũng là để thỏa niềm đam mê ca hát, niềm đam mê được đứng trên sân khấu của mình.

Chính quãng thời gian đi hát ở quán bar đã bắc cầu cho mối duyên giữa Dũng và nhóm bè Cadilac – một nhóm bè nổi tiếng của Sài Gòn lúc bấy giờ. Trong câu chuyện với tôi, Dũng dành những lỡi lẽ yêu thương trìu mến vô cùng tốt đẹp cho nhóm bè Cadilac.

Trước đó, Dũng đi hát ở quán bar, tham gia đội văn nghệ của trường Nhân văn cũng là để thỏa niềm đam mê ca hát, niềm đam mê được đứng trên sân khấu của mình.
Trước đó, Dũng đi hát ở quán bar, tham gia đội văn nghệ của trường Nhân văn cũng là để thỏa niềm đam mê ca hát, niềm đam mê được đứng trên sân khấu của mình.

Có ai đó từng nói rằng, một hòn đá có thể thay đổi cả một dòng sông và có lẽ nhóm bè Cadilac giống như một “hòn đá” thay đổi dòng sông định mệnh của cuộc đời Hồ Trung Dũng bởi anh là thành viên duy nhất trong nhóm không được học thanh nhạc một cách chính quy ở Nhạc viện.

Nhờ quãng thời gian đầy quý giá ấy mà Dũng học được bản lĩnh của một ca sĩ khi đứng trên sân khấu. Có cơ hội được tham gia vào các liveshow của các ca sĩ lớn mà trước đó chỉ dám đứng ngoài mơ ước, được học kỹ thuật thanh nhạc và quan trọng nhất là có cơ hội tiếp xúc với một môi trường ca hát chuyên nghiệp, nơi có những nhạc sĩ tài danh mà sau này Dũng có cơ hội cộng tác.

Trong thời gian hát bè, Dũng được nhiều nhạc sĩ mời thu âm giúp họ những ca khúc mới. Thế nhưng, phải đến tận năm 2008, Hồ Trung Dũng mới quyết định tách ra hát solo “để được thể hiện hết cảm nhận riêng của mình về âm nhạc”.

Bởi hát bè dù rất thú vị nhưng lại không được thể hiện cái tôi, cá tính riêng trong giọng hát của mình mà phải nâng giọng ca sĩ mà hình hát bè lên. Một lý do khác nữa khiến cho Dũng quyết định “phải hát solo” như anh chia sẻ:

“Khi ấy tôi đã lớn tuổi rồi, phải hát để không phải hối hận vì đã không đi tận cùng niềm đam mê của mình”.

Khi quyết định theo nghề hát cũng là lúc Dũng phải tạm dừng công việc giảng dạy tại trường Nhân văn để dành tâm sức và thời gian cho âm nhạc. Khi đó, Dũng được đề nghị giữ một vị trí cao hơn trong khoa tiếng Đức của trường - điều không phải giảng viên trẻ nào cũng đạt được.

Khi quyết định theo nghề hát cũng là lúc Dũng phải tạm dừng công việc giảng dạy tại trường Nhân văn để dành tâm sức và thời gian cho âm nhạc.
Khi quyết định theo nghề hát cũng là lúc Dũng phải tạm dừng công việc giảng dạy tại trường Nhân văn để dành tâm sức và thời gian cho âm nhạc.

Đứng trước quyết định ấy của anh, gia đình dù không phản đối nhưng lại hết sức lo lắng cho anh. Từ bỏ một công việc ổn định để bắt đầu một công việc mới, một cuộc sống mới trong một thế giới mới đầy phức tạp và không ít chuyện thị phi như showbiz Việt.

Thế nhưng, khi nhìn thấy Hồ Trung Dũng lần đầu tiên một mình đứng trên sân khấu, được sống, được hát với niềm đam mê của mình, những người thân của anh đều biết rằng anh lựa chọn đúng đắn.

Dũng bảo rằng, anh sẽ chẳng bao giờ quên lần đầu tiên một mình đứng trên sân khấu trước rất đông khán giả. Khi ấy, đôi chân anh run như muốn khụy xuống. Thế nhưng khi bước ra sân khấu dưới ánh đèn và cất tiếng hát, tất cả những sự sợ hãi dường như biến mất và nhường chỗ cho những đắm say.

Dũng say sưa kể về những “lần đầu tiên” của mình. Lần đầu tiên đứng trên sân khấu phòng trà trong liveshow ra mắt với tư cách một ca sĩ solo, lần đầu tiên hát trước hàng nghìn khán giả trong khán phòng và hàng triệu khán giả xem truyền hình trực tiếp trong chương trình “Thay lời muốn nói”, lần đầu tiên đứng trên giảng đường với tư cách là hàng trăm học viên mà người nhỏ nhất cũng hơn anh ít nhất 2 tuổi dưới ánh mắt đầy nghiêm khắc của cô chủ nhiệm khoa.

Tất cả những lần đầu tiên ấy, Dũng đều thành công trong việc giấu đi sự nhút nhát của chính mình để vượt qua một cách xuất sắc.

Hai nửa của Hồ Trung Dũng

 Thế nhưng, khi nhìn thấy Hồ Trung Dũng lần đầu tiên một mình đứng trên sân khấu, được sống, được hát với niềm đam mê của mình, những người thân của anh đều biết rằng anh lựa chọn đúng đắn.
Khi nhìn thấy Hồ Trung Dũng lần đầu tiên một mình đứng trên sân khấu, được sống, được hát với niềm đam mê của mình, những người thân của anh đều biết rằng anh đã lựa chọn đúng đắn.

Trước cuộc hẹn với Hồ Trung Dũng, tôi không đọc bất cứ thông tin nào về anh vì không muốn bài viết của mình bị tri phối. Dù đã nghe láng máng Dũng là giảng viên nhưng tôi phỏng đoán rằng, Hồ Trung Dũng là giảng viên Nhạc viện.

Và tôi hoàn toàn bất ngờ khi Dũng nói với tôi, anh là giảng viên của Khoa tiếng Đức – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

Trong cuốn tiểu thuyết Hai nửa của Hitler, nhà văn Eric-Emmanuel Schmitt đã dựng nên một giả thuyết: Nếu trúng tuyển vào Đại học Mỹ thuật Vienne vào năm 1908, có thể thế giới sẽ có một họa sĩ Hitler tài nằng thay vì trùm phát xít Đức quốc xã Adolf Hitler như lịch sử đã ghi lại.

Nếu như hai hai nửa ấy ở Hitler là hai nửa giả định trái ngược nhau thì ở Hồ Trung Dũng lại tồn tại cùng một lúc hai vai là giảng viên và ca sĩ, anh cùng một lúc đóng hai vai và ở vai nào cũng khá trọn vẹn.

22 tuổi, Hồ Trung Dũng trở thành giảng viên tiếng Đức. 26 tuổi, Dũng quyết định theo con đường ca hát solo và ghi được dấu ấn nhất định trong làng nhạc. Dù đã từ bỏ vai trò giảng viên chính thức để theo đuổi niềm đam mê ca hát như định mệnh đẹp của số phận cho mình, Hồ Trung Dũng vẫn là một giảng viên nghiêm túc trên giảng đường.

Dũng khẳng định chắc nịch với tôi rằng, một Hồ Trung Dũng giảng viên và một Hồ Trung Dũng ca sĩ không hề mâu thuẫn với nhau mà ngược lại, hai nghề nghiệp ấy còn trợ giúp cho nhau rất nhiều.

Nghề giáo đã giúp cho Dũng có được sự tự tin khi đối mặt với hang trăm người và theo anh điểm chung quan trọng nhất của hai nghề ấy chính là việc phải truyền được thông điệp tới những người nghe của mình.

Nghề dạy thì truyền kiến thức còn nghề hát là truyền cảm xúc. Khi làm giảng viên, Dũng sung sướng bao nhiêu khi sinh viên của mình từ ngơ ngác chưa hiểu gì cho đến khi tiếp thu được kiến thức và đôi mắt trở nên sáng bừng lên thì khi làm ca sĩ, anh hạnh phúc bấy nhiêu khi những khán giả của mình cảm được hết vẻ đẹp của ca từ và giai điệu mỗi khi anh cất tiếng.

Anh nói rằng, nghề dạy đã giúp anh học được cách “đọc” cảm xúc trong mắt người khác.

Dũng nói với tôi rằng, dù “diễn” cùng một lúc cả hai “vai” nhưng chưa bao giờ “nhầm vai” bê nguyên hình ảnh của một ca sĩ lên giảng đường hoặc hình ảnh một thầy giáo lên sân khấu. Có chăng, trên sân khấu anh được coi mà một trong những ca sĩ chỉn chu nhất hiện nay còn trên giảng đường anh được đánh giá là một trong những thầy giáo sành điệu nhất.  

Dũng bảo rằng, trên giảng đường anh là một giảng viên vô cùng nghiêm khắc. Khi anh chưa làm ca sĩ, anh thoải mái hơn với sinh viên của mình nhưng khi đã định hình với vai trò ca sĩ rồi, Dũng trở nên khó tính hơn để xác lập hình ảnh của một người thầy chứ không phải là hình ảnh một ca sĩ trên giảng đường.

Tình huống bối rối nhất mà Dũng từng gặp phải trên giảng đường đó là khi anh phải mời một sinh viên ra khỏi lớp học. Lần ấy, sau bài giảng bằng tiếng Đức của mình, Dũng gọi một sinh viên trả lời câu hỏi. Sinh viên này đứng dậy và ấp úng nói với anh rằng không hiểu bài giảng.

Hóa ra, bạn sinh viên ấy không phải sinh viên của lớp tiếng Đức mà là một trong những người mê giọng hát của Dũng nên đã trà trộn vào lớp để “ngắm” thầy. Dù biết mình có thể mất đi một fan, bữa đó anh nhẹ nhàng mời bạn sinh viên ấy ra khỏi lớp bởi không muốn cả lớp bị ảnh hưởng.

Không ít nghệ sĩ khi được mời tham gia chương trình “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” đã từ chối vì sợ thua cuộc, sợ phải thừa nhận mình thua kém học sinh lớp 5 nhưng Hồ Trung Dũng lại vô cùng hào hứng khi nhận lời mời tham gia chương trình ấy dù ngoài làm ca sĩ Dũng còn làm một người thầy giáo đứng trên giảng đường.

Dũng cười và bảo, thua kém ai chứ thua kém các bạn nhỏ ấy là điều hết sức bình thường vì trẻ em bây giờ giỏi giang lắm. Dũng nói rằng mình may mắn khi được hỏi những câu hỏi trong lĩnh vực mà mình đã từng biết, may mắn vì được các bạn nhỏ thông minh trợ giúp và may mắn vì được khán giả cổ vũ để anh vượt qua nỗi sợ của chính mình để có thể vươn tới mục tiêu cuối cùng.

Dũng rút ra được trong cuộc sống, mỗi con người cần biết tự vượt qua nỗi sợ hoặc có những người xung quanh giúp họ vượt qua những nỗi sợ đó để khám phá những giới hạn mới và đi đến thành công. Chỉ chừng đó thôi, tôi cũng hiểu lý do tại sao đám trẻ con nhà tôi lại “phát cuồng” vì Dũng – như cách chúng vẫn nói với nhau trên facebook.

“Mẹ là người cho tôi lòng dũng cảm và sự lạc quan trong cuộc sống”

Vì không chịu đọc thông tin trước về Dũng, tôi trở nên vô duyên khi hỏi về má anh mà không biết rằng má anh đã mất từ năm anh 21 tuổi. Có một vệt buồn chạy ngang qua đôi mắt anh khi trả lời câu hỏi của tôi.

Nhưng chỉ trong thoáng chốc. Ánh mắt anh đầy trìu mến khi nói rằng, má là người có ảnh hưởng nhiều nhất tới tính cách của anh. Bà là người gần gũi, gắn bó nhất với anh cả về mặt tinh thần lẫn thời gian trong suốt thời gian trước khi bà mất.

Má là người dạy cho anh phải sống chân thật, phải biết cách yêu thương của mình và sống giản dị không phung phí. Má cũng là người dạy cho dũng sự lạc quan từ cuộc sống của bà. Thay đổi định nghĩa về hạnh phúc là cách để Dũng có được sự lạc quan ấy.

Với Hồ Trung Dũng, hạnh phúc không phải là cái vĩnh hằng mà là khoảnh khắc mình đang sống, nó là hành trình anh đang đi chứ không phải là cái đích ở xa tít tắp mà chính mình cũng không chắc chắn về nó.

Dũng bảo, sự ra đi của má ảnh hưởng không nhỏ tới anh, dù khi đó anh đã là một thanh niên đã 21 tuổi và đã đi làm được mấy tháng. Thế nhưng, anh may mắn vì có gia đình và bạn bè luôn ở bên cạnh anh trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống.

Dũng nói rằng, anh sợ nhất là cảm giác không được đồng cảm, nhất là từ những người thân của mình nên anh luôn sẵn sàng mở lòng với người thân bạn bè bởi khi buồn, khi cô đơn, không chia sẻ được với ai thì càng nghiêm trọng.

Quả thực, khi con người không muốn mở lòng, không chịu mở lòng thì chẳng ai có thể giúp được. Dù mọi người có đưa tay ôm mình vào lòng, thì rồi mình cũng tự tuột ra khỏi vòng tay của họ.

Nhưng hẳn như Dũng nói “cuộc đời không phải chỉ có sự cô đơn mà còn có cả những niềm vui nữa, tôi là người lạc quan nên tôi tin rằng mọi chuyện sẽ qua và cái tốt đẹp sẽ đến cũng như tôi tin vào cái thiện của con người nhiều hơn tin cái ác”.

Hồ Trung Dũng nói với tôi rằng dù làm ca sĩ nhưng anh không có nhiều bạn nhưng rất may mắn anh có những người bạn thân thiết. Đó là những thành viên của nhóm bè Cadilac – những người bạn mà anh có thể yên tâm thổ lộ cả những chuyện thầm kín nhất chứ không chỉ là những câu chuyện bề nổi.

Đó là những người bạn thân học cùng đại học với anh – những người không lien quan gì đến nghệ thuật nhưng vẫn đầy chất nghệ sĩ trong người. Đó còn là những người bạn tốt trong showbiz như Hà Anh sau “Cặp đôi hoàn hảo”, Tiêu Châu Như Quỳnh sau “Bước nhảy hoàn vũ”.

Trước khi chia tay, tôi hỏi Dũng, anh có hài lòng với cuộc sống mà mình đang có hay không, anh cười lớn và trả lời rằng mình đã hài lòng những vẫn còn muốn nhiều thêm nữa. Hài lòng vì anh đang hạnh phúc với người thân, đang được hát với tất cả niềm đam mê của mình.

Nhưng anh vẫn muốn tham lam nhiều hơn nữa bởi anh muốn đạt đến những đỉnh cao hơn, muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa, không nhàm chán. Dũng bảo, mỗi ngày anh đều thầm cảm ơn trời đất, cảm ơn ba mẹ đã cho anh đam mê và có đủ năng lực để đi tận cùng với niềm đam mê ấy.

Sau buổi trò chuyện ấy, tôi tò mò đến mức ngay ngày hôm sau phải mò trến phòng trà mua vé để xem liveshow của Dũng. Đêm ấy, phòng trà nhỏ ấm cúng gần như kín ghế. Mọi người đến nghe hát có vẻ đều là bạn thân hoặc fan ruột của Dũng.

Dù phải chờ đợi lâu nhưng tuyệt nhiên không thấy ai phàn nàn. Dù chương trình kết thúc muộn nhưng tuyệt nhiên không có ai bỏ về trước. Khán giả ngồi đó, say sưa nghe Dũng hát, dù bữa ấy có đôi chỗ Dũng quên lời, hoặc chỉ hát một nửa bài mà khán giả yêu cầu bất chợt.

Cũng phải thú thật, tôi chưa thực sự thích nghe Dũng hát nhưng tôi thích cách anh chân thành nhận lỗi với khán giả, cách anh giới thiệu lai lịch mỗi ca khúc mà anh sáng tác và thích cách anh trò chuyện với khán giả của mình như với những người tri kỷ.

Sau cơn mưa giông, bầu trời thành phố lại sáng như một quy luật tất yếu. Chúng tôi chia tay nhau, mỗi người một ngả hòa vào dòng người đông đúc đang chạy xe trở ngược vào thành phố đã lác đác đèn màu.

  • Tuấn Hải
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc