Hoạn quan tồn tại qua 6 triều đại, giết 2 vua, 1 thê thiếp và 4 tể tướng
Việc soán đoạt quyền lực của các hoạn quan ở trong lịch sử đa phần chỉ giới hạn trong phạm vi của một triều đại. Một khi hoàng đế bị thay thế thì đồng nghĩa với việc tai họa sẽ ập đến đối với hoạn quan. Tuy vậy, có một vị hoạn quan đã sống sót qua các vị hoàng đế của 6 triều đại mà không hề bị sa thải, đó chính là thái giám tàn ác nhất trong triều đại nhà Đường: Cừu Sĩ Lương.
Theo sử sách ghi lại, Cừu Sĩ Lương đã giết khá nhiều người, trong đó có bốn tể tướng. Và khi lập Đường Vũ Tông, ông cũng đã giết hai vua và một thê thiếp. Đây là một hoạn quan gian ác đẫm máu, cướp quyền trong vòng 20 năm, vậy mà sau khi chết được truy phong làm Dương Châu Đại đô đốc.
Cừu Sĩ Lương, tự Khuông Mĩ, ở thời Đường Thuận Tông đã vào cung làm hoạn quan, hầu hạ thái tử Lý Thuần. Đến thời Lý Thuận kế vị, ông được phong giám sát nội sự trong cung, không lâu lại tín nhiệm được đảm nhiệm chức Bình Lư, Phượng Tường Giam quân, và từ đó bước lên vũ đài chính trị.
Theo sử sách, khi đi thị sát ở Châu huyện, vì tranh giành phòng trọ với Ngự sử Nguyên Chẩn, ông đã rút dây thắt lưng và làm bị thương nặng Ngự sử Nguyên Chẩn. Tuy vậy, Đường Hiến Tông không những không quở trách hoạn quan Cừu Sĩ Lương mà lại đi bãi chức Ngự sử Nguyên Chẩn, bắt ông cáo lão về quê.
Từ năm Nguyên Hòa thứ 14 cho đến năm thứ 3 Bảo Lịch, trong 8 năm nhà Đường đã thay thế bốn vị hoàng đế, số phận của các hoạn quan đều thăng trầm bất định, nhưng địa vị của Cừu Sĩ Lương lại không hề bị ảnh hưởng.
Đến khi Đường Văn Tông Lý Ngang lên ngôi, Cừu Sĩ Lương lại được thay thế Vương Thủ Trừng làm Tả Thần Sách và nắm giữ quân quyền. Không lâu, Vương Thử Trừng bị Đường Văn Tông sai Cừu Sĩ Lương đi đầu độc. Tuy nhiên, với sự bành trướng quyền lực của Cừu Sĩ Lương, Đường Văn Tông đã bí mật liên lạc với các thân tín của mình như Lý Huấn, Trịnh Chú chuẩn bị chờ cơ hội để có thể loại bỏ bọn hoạn quan do Cừu Sĩ Lương đứng đầu.
Tuy vậy, cuối cùng, sự việc bị bại lộ, họ đã bị Cừu Sĩ Lương giết chết và tất cả các những người có liên quan đều đã bị xử tử (bao gồm cả Lý Huấn, Thư Nguyên Dư, Vương Nhã, Giả Tốc… và đến 4 vị thừa tướng). Sau đó, nhiều triều thần đã bị lưu đày, được lịch sử gọi tên là "Sự biến cam lộ". Sau khi Cừu Sĩ Lương nắm quyền kiểm soát, Đường Văn Tông đã bị lật đổ hoàn toàn.
Đường Văn Tông biết số phận mình sẽ chết sớm, và muốn truyền ngôi cho con trai út là Lý Thành Mỹ, nhưng lại bị Cừu Sĩ Lương phản đối. Ngay sau khi Đường Văn Tông qua đời vì bệnh tật, Lý Viêm đã lên ngôi, được gọi là Đường Vũ Tông. Khi đó, Cừu Sĩ Lương cũng được phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân, Sở quốc công.
Kể từ đó, Cừu Sĩ Lương ngày càng trở nên độc đoán, dần dần. Đường Vũ Tông càng ngày càng bất mãn với Cừu Sĩ Lương, âm thầm bí mật bồi dưỡng các tâm phúc trong triều để trừ khử Cừu Sĩ Lương.
Năm 843 sau Công nguyên, Cừu Sĩ Lương đã cầu xin có một cái kết an lành bằng cách cáo quan về quê. Đường Vũ Tông cũng xét thấy Cừu Sĩ Lương cũng có công, vì vậy ông ta cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các loại sự kiện trong quá khứ.
Cừu Sĩ Lương đã qua đời tại tư trạch ở Quảng Hóa Lý ở tuổi 62. Không thể phủ nhận, Cừu Sĩ Lương đã lĩnh hội được bản chất tàn độc của hoạn quan. Cũng đã đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp mà người đời khinh thường lại vẫn có thể kết thúc tốt đẹp.