Đồ họa 3D rãnh Mariana (đường đứt đoạn). Toàn bộ rãnh có chiều dài là 2.550 km. Chiều rộng của rãnh lại vô cùng khiêm tốn, chỉ khoảng 69 km. Đồ họa: Livescience.
Nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, khe 'địa ngục' Mariana thuộc quần đảo cùng tên có độ sâu đo được khoảng gần 11.000 mét.
Challenger Deep là điểm sâu nhất hành tinh ở khe Mariana (hay vực Mariana), quần đảo Mariana khi ở độ sâu khoảng 10.984m. Tại điểm sâu nhất hành tinh Challenger Deep, các chuyên gia đã thu được âm thanh ghê rợn ở "khe địa ngục" trên.
Các chuyên gia biết rất ít về những gì xảy ra ở khe Mariana. Nguyên do chủ yếu là do con người rất khó có thể tiếp cận khu vực này. Tuy nhiên, nhà hải dương học Robert Dziak thuộc Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) - người đứng đầu nhóm nghiên cứu đã tiết lộ những khám phá bất ngờ về khu vực này.
Cụ thể, nhóm của nhà hải dương học Robert Dziak đặt chiếc máy ghi âm nhỏ bọc titan xuống vực Challenger Deep sâu thẳm trong suốt 23 ngày liên tiếp. Sau đó, các chuyên gia thu được những âm thanh kỳ lạ và có phần ghê rợn ở rãnh Mariana.
Theo đó, nhóm nghiên cứu thu được âm thanh kỳ lạ là những tiếng rên rỉ kỳ lạ trộn lẫn với âm thanh "trầm", thi thoảng lại xen lẫn tiếng rít lên bí ẩn tựa như cơn bão dữ dội đang cuộn trào. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng âm thanh ở "khe địa ngục" sâu nhất hành tinh nghe khá giống chốn địa ngục.
Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu còn nghe được âm thanh tàu thuyền đi lại cùng rung chấn động đất, hay cả như tiếng sóng âm của cá voi lưng gù hoặc cá voi xanh vang xa khắp chiều dài của rãnh vực.
Khe 'địa ngục' Mariana - Nơi sâu nhất của đại dương?
So sánh chiều sâu khủng khiếp của rãnh Mariana với các chiều cao và chiều sâu khác trên thế giới. Đồ họa: SCMP
Theo các nhà khoa học, ở độ sâu khủng khiếp này, điều kiện sống trở nên vô cùng khắc nghiệt: Áp suất đại dương vô cùng lớn, không có ánh sáng Mặt trời và nhiệt độ thì cực kỳ thấp.
Tưởng chừng sự sống sẽ không thể tồn tại nơi đây nhưng bằng thiết bị chuyên dụng, các nhà thám hiểm đã phát hiện những âm thanh bí ẩn tại nơi đáng lẽ chỉ có im lặng và hoang lạnh bao trùm.
Từ đó, các nhà khoa học đặt ra giả thuyết, nơi đây tồn tại sự sống và rất có thể có loài sinh vật nào đó có khả năng thích ứng với môi trường khủng khiếp này.
Giả thuyết thứ hai đặt ra là, rất có thể ở nơi nào đó trên Trái Đất vẫn có điểm sâu nhất mà con người chưa thể đo đạc được do hạn chế về kỹ thuật.
Đại dương vì thế mà bí ẩn và luôn thúc đẩy sự khao khát tìm tòi của con người. Khám phá điểm sâu nhất, sinh vật tồn tại ở nơi hoang lạnh nhất... vẫn luôn là những câu hỏi chúng ta luôn mong tìm lời giải đáp.