Khi thông gia cũng chẳng tránh nổi sét ái tình

12:57, Chủ nhật 06/11/2011

( PHUNUTODAY ) - Vốn là người nặng tình, ông Duy phải mất rất nhiều thời gian quên đi mối tình đầu để đến với bà Thuần, bao nhiêu năm nay ông sống với vợ vì tình nghĩa nhưng quả thực, trong sâu thẳm tâm hồn, ông vẫn dành một chỗ trong tim cho người ấy. Trái tim già nua tưởng như đã ngủ yên của ông không hiểu sao bỗng loạn nhịp trước sự xuất hiện của bà thông gia.

(Phunutoday) - Có thể chỉ là phút giây thoáng qua, nhưng cũng để lại trong lòng những xúc cảm đẹp. Tình yêu muôn đời khó nói và chẳng chừa một ai…

Trúng sét bởi nhan sắc mặn mà
 
Ông Duy trầm ngâm: thời gian trôi nhanh thật, vừa mới ngày nào còn bế ngửa, thấm thoát mà Hương - con gái ông đã chuẩn bị lấy chồng, còn ông thì cũng đã chuẩn bị bước sang tuổi 50. Gương mặt ông thoáng buồn, con gái đi lấy chồng giờ đây chỉ còn hai vợ chồng cô quạnh trong ngôi nhà lạnh lẽo.
Nhìn bà thông gia, ông Duy như người mất hồn, không thể làm chủ bản thân, ông nói chuyện ấp a ấp úng, không hiểu mình đang nói gì. (Ảnh minh họa)
Vợ ông - bà Thuần tuy không phải là người dịu dàng tinh tế nhưng là người phụ nữ chăm chỉ, chịu thương chịu khó, cả đời rất mực chăm lo cho chồng cho con. Ngày mai gia đình thông gia sẽ sang nói chuyện, ông hy vọng con gái ông sẽ được về gia đình tử tế, có như vậy ông bà mới yên tâm an hưởng tuổi già….
 
Đúng như đã hẹn, hôm nay thông gia sẽ sang nhà ông thưa chuyện, nhà thông gia mặc dù ở cùng thành phố với gia đình ông nhưng ông chưa bao giờ gặp mặt, bà thông gia nghe đâu là vợ liệt sỹ, bà goá bụa khi mới có 28 tuổi, ở vậy nuôi con cho đến giờ.
 
Ông Duy nhớ như in giây phút bà thông gia và cậu con trai bước vào căn nhà, người ông ngơ ngẩn như bị tiếng sét ái tình đánh trúng. Và Cẩm - bà thông gia tương lai quả thực rất đẹp, bà đã ngoại tứ tuần nhưng dường như tuổi tác không thể làm lu mờ vẻ đẹp của bà. Từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói của bà đều toát lên vẻ đoan trang, quý phái làm ông Duy hồn xiêu phách lạc.
 
Cả cuộc đời ông, đây là lần thứ hai ông có cảm giác này. Lần đầu tiên là với mối tình đầu của ông - tuy nhiên hai người có duyên mà không có phận, ông phải chia tay mối tình đầu để đến với bà Thuần. Nhìn bà thông gia, ông Duy như người mất hồn, không thể làm chủ bản thân, ông nói chuyện ấp a ấp úng, không hiểu mình đang nói gì. Ông cũng không biết cuộc gặp gỡ kết thúc khi nào, cho đến khi bà thông gia và con rể chào cả gia đình để về nhà, ông mới như người tỉnh mộng.
 
Vốn là người nặng tình, ông Duy phải mất rất nhiều thời gian quên đi mối tình đầu để đến với bà Thuần, bao nhiêu năm nay ông sống với vợ vì tình nghĩa nhưng quả thực, trong sâu thẳm tâm hồn, ông vẫn dành một chỗ trong tim cho người ấy. Trái tim già nua tưởng như đã ngủ yên của ông không hiểu sao bỗng loạn nhịp trước sự xuất hiện của bà thông gia.
 
Lúc nào hình ảnh bà thông gia cũng hiện ra trong đầu ông, nhắm mắt lại ông vẫn hình dung khuôn mặt đang cười, cử chỉ đoan trang của bà Cẩm. Con gái đi lấy chồng, ông thường xuyên lấy cớ sang thăm con gái để gặp gỡ bà, vợ muốn đi cùng thì ông nói: “Bà ở nhà trông nhà, lo cơm nước, mình tôi đi là được rồi”. Lần nào đi, ông cũng hết ra lại vào soi gương, sửa soạn áo quần, chải đầu chải tóc… tình yêu thực là kỳ diệu, nó có khả năng biến một ông già “Khốt ta bít” thành kẻ si tình.
 
Lần nào gặp được bà thông gia thì ông vui lắm, càng nói chuyện ông lại càng yêu mến sự tinh tế, cách nói chuyện nhẹ nhàng cùng khuôn mặt đẹp kiêu sa của bà Cẩm. Ông biết mình làm thế là sai, nhưng ông tự an ủi mình: “Yêu thích cái đẹp có gì là xấu, mình chỉ cần nhìn mặt bà ấy, nói chuyện với bà ấy là thấy mãn nguyện lắm rồi, mình sẽ không để mọi chuyện đi xa hơn”.
 
Nhiều hôm ông còn ghé qua hàng hoa mua một bó hoa hồng mang đến: “Tôi đi qua hàng hoa, thấy hoa đẹp mang đến cho con Hương”. Hoặc: “Tôi thấy loại quả này ăn vừa ngon vừa đẹp da lắm đó, tôi mang đến cho bà và con Hương dùng thử”… Sự có mặt của ông Duy ngày một thường xuyên hơn, khi thì ông giúp bà sửa đường ống nước bị hư, lúc thì giúp bà thay bóng điện hỏng, khi thì giúp bà sửa xe…  Ông Duy  còn nói: “Tôi về hưu rồi nên thời gian rảnh cũng nhiều, bà đi đâu nếu con trai không đưa được thì cứ gọi tôi một câu, tôi rất sẵn sàng”.
 
Bà Cẩm lúc đầu còn vô tư, với sự nhạy cảm tinh tế, bà dần dần cũng thấy hơi lạ vì sự có mặt thường xuyên của ông thông gia. Bà thấy hoang mang lắm, bà tự nhủ: “Không thể để ông ấy đi xa hơn, mình phải nói chuyện cho ông ấy hiểu”.
 
Ông Cẩm nghĩ lại: nếu như không có buổi nói chuyện hôm đó, không biết mọi chuyện đến khi nào mới dừng lại. Hôm đó, bà Cẩm nhờ ông Duy chở ra nghĩa trang để thắp hương cho chồng. Nghĩa trang vắng lặng và yên tĩnh đến kỳ lạ, nhìn người phụ nữ đứng cạnh mình rưng rưng nước mắt thắp nén nhang cho chồng ông không khỏi bùi ngùi thương cảm.
 
Phải mất một lúc lâu bà Cẩm mới nhẹ nhàng bảo ông chở về, trên đường đi bà mới tâm sự với ông những điều gan ruột: “Bố thằng Thắng mất cũng được gần 20 năm rồi mà tôi vẫn nghĩ mới chỉ xa ông ấy ngày hôm qua, tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt, dáng người, từng cử chỉ dáng điệu của ông ấy. Sau khi ông ấy mất, cũng có rất nhiều người đến với tôi nhưng tôi đều từ chối, phần vì thương con phần vì nghĩ không ai có thể thay được ông ấy trong trái tim mình, đó là lý do tại sao tôi ở vậy cho đến bây giờ…”.
“Ông ngại gì chứ, ông thì đã góa vợ, tôi cũng đang sống một mình, hơn nữa thông gia quan tâm đến nhau thì có gì sai trái”…(Ảnh minh họa)
Bà còn nói nhiều lắm, nhưng ông Duy không thể nhớ hết, nghĩ đến tình cảm sâu nặng của bà Cẩm dành cho chồng mà ông thấy xấu hổ vô cùng. Ông biết bà Cẩm hiểu được tình cảm của ông, có điều bà không hề nhắc đến để tránh làm ông bị tổn thương. Ông càng phục sự tinh tế trong cách ứng xử của bà, cảm thấy có lỗi với vợ, với con. Ông chào bà ra về, bà còn nói với theo: “Lần sau đến đây chơi, ông nhớ rủ bà đi cùng để hai chị em tâm sự nhé”
 
Hôm ấy, bà Thuần ngạc nhiên lắm khi thấy chồng mang về một bó hoa hồng, có lẽ đã rất lâu rồi bà mới lại thấy ông tặng hoa cho vợ.

Ngẩn ngơ “người đâu mà đáng yêu thế”
 
Nhìn khuôn mặt rạng rỡ, cách nói chuyện ào ào vui vẻ, cách thay đổi quần quần áo áo cả ngày đến chục bộ mọi người biết ngay bà Hường có đối tượng mới. Chuyện đó vốn dĩ chẳng phải là chuyện gì xa lạ đối với những người dân ở khu phố này. Mọi người nói bà Hường là người sướng quá đâm rửng mỡ, bà có 2 anh con trai, một anh thì định cư ở bên Tây, một anh đã lập gia đình và ở riêng, bà sống một mình một căn nhà rộng rãi, tiền tiêu không phải nghĩ, người ta thấy bà nay cặp với ông này, mai lại thấy bà thay ông khác.
 
Thế nên lần này khi nghe bà nói đây sẽ là mối quan hệ nghiêm túc thì ai cũng nhìn nhau cười mỉa mai.
 
Bà Hường mặc kệ, bà biết mọi người ở dãy phố này nghĩ bà là người lẳng lơ, nhưng hơi đâu mà đi giải thích với thiên hạ, họ chỉ nhìn bề ngoài mà đâu có hiểu gì. Lần này thì bà có vẻ thật sự quyết tâm sẵn sàng cho một mối quan hệ lâu dài. Đối tượng mới của bà chẳng phải ai xa lạ, chính là ông thông gia với thằng út nhà bà.
 
Ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, bà đã bị ấn tượng bởi khuôn mặt hiền lành, tính cách điềm đạm, đôi khi còn hơi nhút nhát của ông Hào. Ông khác hẳn với những người đàn ông mà bà đã gặp. Sống một mình, tính cách quảng giao, lại có điều kiện về kinh tế, bà đã không ít lần bị đàn ông lợi dụng, họ luôn luôn chủ động tấn công bà nhưng rồi họ dần bộc lộ là người chỉ lợi dụng bà về kinh tế. Chính vì vậy, tính cách điềm đạm của ông Hào thực sự làm bà Hường yêu mến.
 
Cũng như bà Hường, ông Hào vợ mất sớm, các con lập gia đình và ở riêng, hiện ông cũng đang sống một mình. Lần đầu tiên gặp gỡ, ông đã có phần hơi dè dặt trước bà thông gia với tính cách sôi nổi, phong cách sống vô cùng hiện đại và khoáng đạt. Ông Hào sợ bà Hường cũng đúng bởi cách tấn công quá công khai của bà.
 
Không khó để bà Hường có được số điện thoại di động cũng như cố định của ông Hào, rồi lịch đi đánh cầu lông, lịch tham gia câu lạc bộ đánh cờ… tất cả lịch sinh hoạt của ông Hào được bà Hường nắm rõ trong lòng bàn tay. 
 
Lợi dụng danh nghĩa thông gia, bà thường xuyên có mặt tại nhà ông Hào với lý do “thăm hỏi thông gia”. Nhiều khi bà còn mua thức ăn, rồi bận rộn cả buổi nấu nướng tự nhiên như ở nhà mình. Ông Hào sống một mình, sự xuất hiện thường xuyên và có phần đường đột của bà Hường khiến ông không khỏi e dè, ông dường như là khách trong ngôi nhà của chính mình, ông lúng túng rót nước mời bà, bà hỏi gì thì ấp úng trả lời…
 
Hôm nào không đến được, bà gọi điện thoại hỏi thăm ông, ông đi vắng bà gọi di động. Cuộc điện thoại nào cũng kéo dài cả tiếng đồng hồ, bà nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, ông Hào muốn cúp máy cũng không được.
 
Ông Hào đánh cầu lông, bà đứng ngoài sân mua nước, cầm khăn cổ vũ ông, nhìn dáng bà hùng dũng đi đi lại lại trên sân ai cũng phải buồn cười, chỉ thiếu nước bà cầm băng rôn và in trái tim trên ngực áo là bà chẳng khác gì các cổ động viên thứ thiệt… Ông Hào lấy hết dũng khí gọi điện cho bà, khuyên bà đừng nên làm thế, bà gạt phắt đi: “Ông ngại gì chứ, ông thì đã góa vợ, tôi cũng đang sống một mình, hơn nữa thông gia quan tâm đến nhau thì có gì sai trái”…
 
Ông Hào biết chẳng thể thay đổi được bà đến cầu cứu vợ chồng con gái. Anh con rể sau khi biết sự thật thì buồn và sửng sốt lắm, lâu nay anh chỉ quan tâm đến kinh doanh, chỉ biết cho mẹ tiền mà quên mất sự cô đơn của mẹ. Sau khi họp gia đình, bà Hường nghe các con phân tích thì cũng hiểu ra, bà quyết định sang Úc định cư cùng gia đình con trai cả.
 
Ở sân bay, ông Hào đứng nhìn dáng bà Hường buồn rầu đi vào phòng cách li mà không khỏi bùi ngùi: “Nếu bà ấy đừng tấn công ông ồ ạt như vậy mà chỉ giữ tình thông gia thông thường thì có lẽ ông đã không phải khó xử thế”.
 
Nhìn bóng ông thông gia xa dần, bà Hường vẫn không khỏi nuối tiếc:  “Tiếc thật, người đâu mà… đáng yêu thế”.
 
  • Gia Linh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc