Khoa học chứng minh trẻ thích ngủ sấp có IQ cao, thông minh: Cha mẹ lưu ý 1 điều kẻo lợi bất cập hại

( PHUNUTODAY ) - Các nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định, trẻ thường xuyên có thói quen nằm sấp sẽ có trí thông minh và IQ vượt trội hơn các bạn khác.

Khoa học chứng minh trẻ thích ngủ sấp sẽ thông minh hơn

Theo nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia của trường Đại học Harvard, những đứa trẻ thông minh và dễ đạt được thành công khi lớn một phần là do tư thế ngủ lúc nhỏ quyết định.

Nhóm chuyên gia này đã tiến hành khảo sát tư thế ngủ của hơn 350 trẻ nhỏ, có sức khỏe và phát triển bình thường.

Đứa trẻ thích nằm sấp đa số cũng có cá tính mạnh mẽ, dũng cảm, sống nội tâm, không dễ bị nản lòng khi gặp vấp ngã trong tương lai. Tuy nhiên, tư thế nằm sấp rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh vì có khả năng gây nghẹt thở và hít phải các vi sinh vật có trên nệm, gối.

“Với trẻ dưới 1 tuổi và sơ sinh, phần đầu của bé to và nặng, trong khi đó sức đỡ của gáy chưa tốt nên bé khó có thể tự xoay mình. Do đó, bé rất dễ bị nghẹt thở do chăn, gối chặn vào mũi”, các chuyên gia nói.

unnamed

Ngoài gây khó thở, nằm sấp còn khiến trẻ tăng nguy cơ dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Kích thước đầu của trẻ khá to, lực ở cổ không đủ do đó khi nằm sấp sẽ khó lật. Hơn nữa nằm sấp khiến bụng tiếp xúc với đệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, khó tản nhiệt, tích tụ mồ hôi gây ra chàm cho trẻ. Thậm chí, nếu nằm sấp trong thời gian dài còn khiến xương mặt của bé bị ảnh hưởng mất thẩm mỹ.

Vì thế, các bậc cha mẹ cần thay đổi tư thế cho bé khi thấy con nằm sấp quá lâu. Bạn có thể chèn gối mỏng và êm xung quanh để con khó có thể lật úp theo bản năng.

Những tư thế ngủ khác của trẻ cũng cho biết trẻ thông minh hay không:

Nằm ngửa dang rộng tay chân là tư thế ngủ quen thuộc của nhiều bé. Với tư thế này bé sẽ có sự phát triển về thể chất vượt bậc và chỉ số thông minh ở ngưỡng cao. Nằm ngủ như vậy chứng tỏ bé rất tự tin, thoải mái, lạc quan yêu đời và luôn giữ được thái độ bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

Cuộn tròn người lại là tư thế trẻ từng nằm trong bụng mẹ, lúc đó thai nhi có cảm giác được che chở. Vì thế, sau khi chào đời bé vẫn thích tư thế này để có cảm giác thân thuộc.

tu-the-ngu-cua-tre-6

Những em bé hay nằm cuộn tròn thường có suy nghĩ nhạy cảm nhưng không kém phần sâu sắc, thích được chở che, bao bọc và có thiên hướng với các ngành nghề liên quan đến nghệ thuật.

Nằm nghiêng là tư thế của những đứa trẻ khá nhút nhát. Lý giải cho việc này, các chuyên gia cho rằng tư thế nằm nghiêng vừa khép nép, vừa giống như đang ở trạng thái phòng vệ, vì thế nên bé thường có cảm giác sợ sệt, nhút nhát vì mất an toàn. Mẹ nên bên con vỗ về để con có thể yên tâm ngủ say giấc hơn.

Với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể thành thạo động tác lật từ tư thế ngửa sang sấp, phần nào cũng do cha mẹ khó mà quản lý, theo dõi tư thế ngủ của con một cách liên tục nên có thể để trẻ nằm theo ý thích. Nhưng các chuyên gia y tế vẫn cảnh báo rằng, dù trẻ thích ngủ sấp thì cha mẹ vẫn nên cố gắng thay đổi tư thế ngủ của con, cố gắng cho bé nằm ngửa khi ngủ cho đến ít nhất 1 tuổi. Khi này nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sẽ giảm đến mức tối thiểu.

Lưu ý để giữ an toàn cho trẻ trong khi ngủ

Không để trẻ nằm ngủ trên giường lún

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ thích nằm sấp ngủ, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn những loại đệm cứng, không nên sử dụng các loại đệm quá mềm, có độ lún hoặc đệm nước. Bên cạnh đó, các vật dụng trong phòng ngủ như gối mềm, thú nhồi bông không nên xuất hiện trên giường ngủ của con vì nguy cơ gây bao trùm hoặc che phủ phần đầu của trẻ trong khi ngủ. Thay vào đó, cha mẹ nên lựa chọn những loại gối nhỏ, dài, độ cứng vừa phải và nên đặt gối sâu ở phần gáy, sát với cổ vai của con mỗi khi ngủ.

Không được che phủ hoặc trùm kín đầu trẻ

Cha mẹ chỉ nên đắp chăn và chèn gối ngang ngực cho trẻ mỗi khi ngủ. Đồng thời, để 2 tay của con ra ngoài chăn để hạn chế việc dịch chuyển hoặc trùm chăn lên đầu và có thể gây ngạt thở lúc ngủ.Mặt khác, chất liệu của chăn gối cũng rất quan trọng, cha mẹ nên chọn cho con loại chăn làm từ cotton nhẹ hoặc vải màn.

Không để không gian ngủ của trẻ quá nóng

Quần áo của con khi ngủ đòi hỏi phải nhẹ nhàng, thoáng mát để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn vì thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn. Hạn chế tối đa việc mặc quần bó, áo quá chặt và không nên thường sờ vào da con xem có nóng hay không.

Ngoài ra, phòng ngủ của trẻ đòi hỏi phải vừa đủ mát, giấc ngủ của con thoải mái, chất lượng hơn khi nhiệt độ phòng từ 20 đến 25 độ C.

Nên cho trẻ ngủ cùng phòng với ba mẹ

Để tiện lợi hơi trong việc cho bú sữa vào ban đêm và theo dõi trẻ, bố mẹ nên ngủ chung phòng với con. Tuy nhiên không nên cho trẻ ngủ chung giường mà nên đặt con nằm riêng trong nôi hoặc cũi.

Tập thói quen nằm ngửa khi ngủ cho con

Đối với một đứa trẻ thích nằm sấp ngủ, phụ huynh hoàn toàn có thể “huấn luyện” con quay trở lại từ thế nằm ngửa khi ngủ bằng các biện pháp sau đây:

Đặt bé ở tư thế nằm ngửa ngay từ khi bắt đầu giấc ngủ, không nên đặt con nằm nghiêng vì đây là tư thế thuận lợi để trẻ có thể lật úp bụng xuống và quay về tư thế nằm sấp;

Nếu con đã được 1 tuổi, đây là giai đoạn khá an toàn để các bậc phụ huynh sử dụng một tấm chăn cho con, nên dùng cúc cố định các mép chăn vào dưới đệm sau khi đã đặt trẻ nằm với tư thế ngửa. Khi thực hiện thao tác cố định chăn, phụ huynh cần lưu ý không căng quá chặt dễ khiến nghẹt thở, không cố định chăn quá lỏng lẻo tạo điều kiện cho bé dễ dàng lật sấp. Nên cố định chăn sao cho chân của bé càng gần với đuôi chăn càng tốt, việc giới hạn cử động chân tay khi ngủ sẽ khiến trẻ không dễ lật sấp người được;

Đặt trẻ vào một miếng chăn mỏng, vắt mép chăn bên phải vào bên cánh tay trái của trẻ, mép chăn còn lại vắt sang phía đối diện nhưng luồn vào phía dưới cánh tay trẻ, không cuốn chăn quá chặt, tuy nhiên không nên dùng cách này trong thời gian kéo dài.

Như vậy, trẻ thích nằm sấp ngủ có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến sức khỏe của con. Do đó, cha mẹ nên lập thói quen nằm ngửa cho bé và tạo không gian thuận lợi đảm bảo cho giấc ngủ của các bé.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link