Tại sao nhiều trẻ em Việt Nam thiếu sắt và kẽm đồng thời?
Theo Thư viện Quốc gia về thuốc của Mỹ, thiếu sắt kẽm là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới. Thiếu kẽm, sắt có liên quan đến việc tăng trưởng và phát triển kém, suy giảm phản ứng miễn dịch.
Một số quốc gia trên thế giới đang thực hiện các biện pháp để tăng lượng kẽm và sắt trong chế độ ăn bằng việc bổ sung thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
TS.BS cao cấp Trần Đình Toán – Nguyên Viện trưởng viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng cho hay, nguyên nhân dẫn tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt do lượng kẽm và sắt dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ từ mẹ sang con chỉ dùng đủ trong 4 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.
Lượng sắt trong sữa mẹ lại khá thấp, 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0.35mg sắt còn kẽm là 2 – 3mg. Tuy nhiên, sau 3 tháng, lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0,9mg/lít. Với lượng sắt, kẽm như vậy trẻ phải dùng từ 17 đến 20 lít sữa mỗi ngày mới đủ dinh dưỡng.
Tỷ lệ hấp thu sắt kẽm từ thức ăn khá thấp. Sắt chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%, đồng thời các vi chất này chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu... Đối với trẻ tập ăn dặm, thường được cho ăn tinh bột trước, các chất đạm tập dần với 1 lượng nhỏ, điều này dẫn đến việc trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng điển hình là kẽm và sắt. Không chỉ thế, trong quá trình chế biến thực phẩm, vi chất sắt và kẽm cũng bị phá hủy, mất đi.
Ngoài ra, trẻ em dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên gây giảm hấp thu sắt, kẽm. Chính vì vậy, trẻ sau 6 tháng có tỷ lệ thiếu kẽm và sắt rất là cao và thường thiếu đồng thời cả hai.
PGS. Trần Đình Toán nói: "Ngành dinh dưỡng chúng tôi đều khuyến nghị bổ sung kẽm và sắt (Ferro C) bằng đường uống trực tiếp cho trẻ là hữu hiệu nhất".
Tại sao kẽm, sắt, vitamin C giúp bảo vệ trẻ?
Với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, chức năng miễn dịch rất dễ bị tổn thương nếu độ ăn không cân bằng và đầy đủ vi chất dinh dưỡng. Khi đó, cơ thể trẻ có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus. Trong các vi chất thì vitamin C, kẽm và sắt đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng.
Vitamin C: là một chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ sản xuất Interferon - là loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Vitamin C cần thiết cho các tế bào miễn dịch (Tế bào T và bạch cầu), từ đó làm mạnh chức năng của hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C là chìa khóa để duy trì sự trao đổi chất và hỗ trợ hệ thần kinh.
Zn: Kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì nó kích thích sự phát triển các tế bào lympho B và lympho T, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
Fe: Sắt rất quan trọng giúp đưa oxy đi khắp cơ thể, vì vậy sắt chủ yếu thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Sắt cũng đóng một vai trò trong quá trình trao đổi chất.
Sắt sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản sinh ra các tế bào bạch cầu – tế bào T- Lymphocytes. Đây là tế bào giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Hàng rào bảo vệ cơ thể trở nên lỏng lẻo và tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn hoành hành, gây bệnh.
Sắt từ động vật có nguồn gốc chủ yếu từ heme – một cấu phần của hemoglobin, rất dễ hấp thu và có nhiều trong các sản phẩm như thịt, hải sản hay gia cầm. Đối với các loại protein không phải heme, cơ thể khó hấp thu chúng hơn và thường những protein này lại có nguồn gốc từ thực vật, từ các loại cây có lá màu xanh sẫm, các loại đậu, các loại hạt và trái cây sấy khô (lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều protein không phải heme). Để giúp cơ thể hấp thu tốt các loại protein không phải heme, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm có chứa heme hoặc các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, dâu tây, cà chua,…
Theo từng lứa tuổi mà nhu cầu về khoáng chất này của bé là khác nhau. Bạn có thể tham khảo một vài trị số sau:
Trẻ còn bú sữa mẹ: Sữa mẹ thường cung cấp đầy đủ sắt cho bé đến khi bé được 4-6 tháng tuổi. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn thêm các loại thức ăn dặm có bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh hoặc uống thêm các loại sữa công thức có bổ sung thêm khoáng chất này. Với các bé mới sinh đến 6 tháng tuổi, bạn nên cung cấp một lượng khoảng 0.6 -1 mg/kg mỗi ngày. Trường hợp các bé bị thiếu cân, bố mẹ nên cung cấp cho con 1-2 mg/kg mỗi ngày.
Bé từ 7-12 tháng tuổi: Bé cần khoảng 11 mg sắt mỗi ngày. Ở lứa tuổi này, bạn vẫn có thể cho bé bổ sung bằng các loại thức ăn dặm có chứa sắt hoặc chọn sữa công thức có bổ sung thêm khoáng chất này.
Bé đang tập đi: Cần khoảng 7 mg chất sắt mỗi ngày. Bé từ 4-8 tuổi cần khoảng 10 mg và bé từ 9-13 tuổi cần khoảng 8 mg mỗi ngày.
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung sắt cho trẻ.