Chuyên gia cảnh báo F0 nhiễm Omicron thấy dấu hiệu này trên môi phải vào viện ngay lập tức

( PHUNUTODAY ) - Có một số dấu hiệu khi nhiễm Omicron, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc. Và một trong những dấu hiệu đó là màu sắc của môi.

Dấu hiệu nhiễm Omicron

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, những người bị nhiễm Covid-19 đã báo cáo rất nhiều triệu chứng. Tổ chức này cho biết các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus.

Các triệu chứng nhiễm Omicron nhẹ hơn ở người đã tiêm chủng và Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết vắc xin giúp mọi người chống lại virus corona.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, những người bị nhiễm Covid-19 đã báo cáo rất nhiều triệu chứng. Tổ chức này cho biết các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus.

f0-nhiem-omicron

Các triệu chứng nhiễm Omicron nhẹ hơn ở người đã tiêm chủng và Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết vắc xin giúp mọi người chống lại virus corona.

Cũng cần đi cấp cứu ngay nếu người nhiễm Omicron cảm thấy khó thở, thở gấp, đau ngực hoặc tức trong lồng ngực dai dẳng, cảm giác lơ mơ lú lẫn, mê man không thể đánh thức hoặc không tỉnh táo, da hoặc móng tay tái nhợt, xám hoặc xanh, theo nhật báo Express (Anh).

F0 bị đỏ mắt

Lý giải về triệu chứng đỏ mắt của bệnh nhân nhiễm COVID-19, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn - Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y - cho biết mắt đỏ là do các mạch máu trong mắt sưng to, giãn ra, đây là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nhãn khoa hay hệ thống.

Triệu chứng ở mắt có thể xuất hiện sớm hoặc muộn và sự lây truyền virus qua lớp phim nước mắt có thể tồn tại thậm chí sau khi người bệnh đã hồi phục khỏi COVID-19.

Bệnh nhân có triệu chứng đỏ mắt biểu hiện các phần màu trắng của mắt trở thành màu hồng hoặc đỏ, không gây khó chịu hoặc mắt có thể bị đau, cảm giác ngứa hoặc cộm, chảy nhiều nước mắt và nhiều gỉ mắt.

Theo bác sĩ Tuấn, khoảng 11% người mắc COVID-19 có các triệu chứng đỏ mắt, thường gặp nhất là viêm kết mạc, chiếm 89%. Viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp, nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, đôi khi do một số tác nhân kích ứng, có thể dễ dàng điều trị và tránh được.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân có tình trạng viêm màng bồ đào trước (là một tình trạng viêm phần trước nhãn cầu), nó có thể liên quan đến bệnh lý đáp ứng viêm hệ thống đa cơ quan.

Ngoài ra, COVID-19 có thể gây ảnh hưởng lên võng mạc và hắc mạc (phần phía sau nhãn cầu) thông qua tình trạng thiếu máu, viêm mạch, tổn hại tế bào nội mô mạch máu võng mạc, có thể gây nên tình trạng tắc tĩnh mạch võng mạc, nặng hơn là tắc động mạch võng mạc gây mù không hồi phục.

Nếu thiếu máu tổn hại một phần võng mạc có thể gây nên triệu chứng mất một vùng nhìn, bệnh nhân không thể thấy rõ một vùng thị trường. Các triệu chứng khác có thể có ở phía sau nhãn cầu bao gồm thoái hóa võng mạc, viêm màng bồ đào sau, tổn thương đa ổ trên võng mạc.

Nguy hiểm hơn, bệnh nhân COVID-19 gặp tình trạng viêm thần kinh thị do virus xâm nhập trực tiếp vào thần kinh mắt hoặc do cơn bão cytokine. Người bệnh có thể mất thị lực, liếc mắt thì cảm thấy đau, khám thấy phản xạ ánh sáng bất thường và phù gai thị.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link