Bạn sẽ nhanh già hơn nếu không ăn thịt
Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Viện Y tế công cộng (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) Chu Minh Châu chỉ ra rằng, trong hầu hết chế độ ăn uống của các quốc gia đều có ghi nên ăn lượng thịt thích hợp.
Thịt giàu axit folic và vitamin B12 là những coenzyme quan trọng nhất trong quá trình tổng hợp DNA. Cơ thể con người nếu thiếu hai chất dinh dưỡng này sẽ dẫn đến những trở ngại trong quá trình tổng hợp DNA của tế bào, từ đó sẽ làm da dễ bị mất nước và gây lão hóa.
Bên cạnh đó, thịt cũng chứa chất đạm, là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để tổng hợp cơ bắp, nếu thiếu chất đạm không chỉ dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng mà còn dẫn đến suy giảm cơ bắp, giãn da.
Protein là chất cơ bản của sự sống, là dinh dưỡng quan trọng để tổng hợp cơ bắp và protein trong thịt dễ được cơ thể con người hấp thụ hơn. Nếu bạn không ăn thịt trong một thời gian dài có thể dẫn đến việc thiếu hụt protein, theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của não bộ.
Có 2 loại sắt khác nhau, heme iron và non-heme iron. Thịt là một nguồn giàu heme iron. Sắt non-heme được tìm thấy trong thực vật. Cần có đủ lượng sắt của cả hai loại trên để cơ thể hấp thụ heme iron dễ dàng hơn. Ăn thịt có thể hấp thụ đủ sắt heme giúp ngăn ngừa thiếu máu.
Hai loại thịt không nên ăn vì có thể gây ung thư
Thịt chế biến sẵn
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều phải trải qua quá trình tẩm ướp, sấy khô, lên men, hun khói hoặc các cách xử lý khác đển làm tăng hương vị hoặc kéo dài thời hạn sử dụng. Chất béo trong thịt chế biến sẵn có thể là một trong những yếu tố gây ung thư đường ruột.
Bên cạnh đó, các sản phẩm thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, lạp xưởng được thêm muối và nitrite trong quá trình sản xuất.
Nitrite cùng kết hợp với các amin bị phân hủy bởi protein có thể hợp thành chất gây ung thư "nitrosamine".
Tất nhiên, không có nghĩa là ăn thịt đã qua chế biến chắc chắn sẽ dẫn đến ung thư, thỉnh thoảng ăn cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi lựa chọn các sản phẩm thịt chế biến, hãy cố gắng chọn các sản phẩm được sản xuất bởi các nhà sản xuất uy tín, vì các chất phụ gia được các nhà sản xuất uy tín sử dụng về cơ bản tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia.
Thịt đỏ
WHO phân loại tất cả thịt đỏ, bao gồm thịt lợn, thịt bò và thịt cừu, là chất gây ung thư loại 2A. Sở dĩ thịt đỏ gây ung thư là do axit béo no trong thịt đỏ có thể ức chế tiết insulin, đồng thời kích thích sự xâm nhập của axit mật vào tá tràng, dễ tạo thành axit mật thứ cấp như axit lithocholic và axit deoxycholic… những chất này sẽ tiếp tục bị biến đổi thành chất gây ung thư.
Ngoài ra, thịt đỏ thường chứa nhiều chất béo, ăn nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đây cũng là một trong những thủ phạm gây ung thư.
Tất nhiên bạn vẫn có thể ăn thịt đỏ nhưng bạn nên ăn với lượng vừa phải.