Không tích hợp bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe vào thẻ Căn cước mới có bị phạt không?

12:19, Thứ ba 15/10/2024

( PHUNUTODAY ) - Việc tích hợp bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe vào thẻ căn cước mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Không tích hợp bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe vào thẻ Căn cước có bị phạt không?

Điều 22 Luật Căn cước 2023 quy định công dân có thể tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), giấy phép lái xe (GPLX), giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định (trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp) vào thẻ Căn cước.

Trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác, việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ Căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó.

Quy định về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp được đề cập trong Điều 22 Luật Căn cước 2023 với nội dung như sau: Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Việc tích hợp bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe vào thẻ Căn cước mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Việc tích hợp bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe vào thẻ Căn cước mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Như vậy, việc tích hợp thông tin bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe vào thẻ Căn cước là không bắt buộc. Theo đó, người dân không bị phạt khi không tích hợp các loại giấy tờ này vào thẻ Căn cước. Tuy nhiên, việc tích hợp bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe và một số thông tin khác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong quá trình thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính sau này.

Cũng theo Điều 22, Luật Căn cước 2023, việc tích hợp được thực hiện khi có đề nghị của công dân hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Điều 22, Luật này còn quy định, việc khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước được quy định như sau:

+ Sử dụng thiết bị chuyên dụng để khai thác thông tin tích hợp trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước;

+ Sử dụng thông tin trên thẻ căn cước qua thiết bị chuyên dụng để truy xuất, khai thác thông tin tích hợp qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh và xác thực điện tử;

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Tổ chức và cá nhân khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước của công dân khi được sự đồng ý của công dân đó.

Thông tin được mã hóa QR trên thẻ căn cước

Thông tư 16/2024/TT-BCA của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước. Theo đó, Điều 6 Thông tư này nêu rõ, mã QR và chíp điện tử là bộ phận lưu trữ thông tin được gắn ở mặt sau của thẻ Căn cước.

Thông tin được mã hóa trên thẻ căn cước gồm: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi cư trú; Ngày, tháng, năm cấp thẻ căn cước; Số chứng minh nhân dân 09 số (nếu có); Số định danh cá nhân đã hủy (nếu có); Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi).

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền