(Phunutoday) - UBND huyện Sa Pa vừa chính thức khuyến cáo người dân ngừng sử dụng loại thực vật được gọi là “Cỏ ngọt Sa Pa” (nhiều người gọi là “Chè ngọt Sa Pa”), đồng thời cấm tất cả các cơ sở đông nam dược bán mặt hàng nguy hiểm này.
[links()]
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa, “Cỏ ngọt Sa Pa” đang bán trên thị trường thường được gọi là “trà Nhật”, có tên khoa học là Hydrangea macrophylla Seginge var thunbergii Makino, thuộc họ Tú cầu. Trong khi đó, cỏ ngọt “xịn” chưa hề được trồng ở Sa Pa.
Bác sĩ Hinh cho biết, ông đã liên lạc với ông Tanaka – đại diện của Công ty Honso tại Việt Nam. Ông Tanaka khẳng định, cây mà người dân quen gọi là “trà Nhật” thực chất có nguồn gốc từ Trung Quốc, dùng để chiết xuất sản xuất thuốc chống... nấm mốc trên tường nhà.
Tên gọi “trà Nhật” là do người dân địa phương tự đặt, vì đây là loại cây được Công ty Honso (Nhật Bản) mang tới Việt Nam giới thiệu.
Căn cứ vào bản hợp đồng ký kết giữa Công ty Honso và Viện Dược liệu T.Ư năm 1992, Sa Pa cùng với Bắc Hà (Lào Cai) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là 3 địa điểm được chọn để trồng cây “trà Nhật” xuất khẩu.
Tuy nhiên, đến năm 2011, do bên đặt hàng hạ giá thu mua lá trà khô tới mức không thể thỏa thuận, Viện Dược liệu T.Ư đã quyết định ngừng sản xuất loại cây này. Sốt ruột về tình trạng sản phẩm thừa mứa, cũng như không hiểu rõ công dụng thực sự của “trà Nhật”, hiện vẫn còn 28 hộ gia đình tại thị trấn Sa Pa tiếp tục sản xuất trà Nhật sấy khô, bán ra thị trường với giá 100.000 đồng/kg. Tin vào lời quảng cáo, khách du lịch vẫn đổ xô mua, vì nghĩ đây là thảo dược có tác dụng chữa béo phì, tiểu đường, có lợi cho sức khỏe.
Được biết từ năm 2007, Viện Dược liệu T.Ư chính thức khẳng định, trà Nhật có độc tính khá cao, với trị số LD50 = 37,5g/kg chuột. Ngay lập tức, chính quyền địa phương đã có văn bản yêu cầu các hộ gia đình ngừng sản xuất và ngừng tung sản phẩm “trà Nhật” ra thị trường. - Dân Việt thông tin.
Trong những ngày vừa qua, thông tin chè Tuyên Quang được trộn phân lân, xi măng, bùn vào chè cũng đã khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang. Chỉ vì lợi ích kinh tế mà người ta sẵn sàng cho các hợp chất này vào chè theo đơn đặt hàng của các thương lái.
Ngay sau khi phát hiện các trường hợp sản xuất chè bẩn ở xã Thái Hòa, UBND xã đã tạm ngừng hoạt động 497 vò chè của các hộ dân trong xã, đồng thời yêu cầu các hộ dân cam kết không sản xuất chè bẩn.
(Tổng hợp)
[links()]
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa, “Cỏ ngọt Sa Pa” đang bán trên thị trường thường được gọi là “trà Nhật”, có tên khoa học là Hydrangea macrophylla Seginge var thunbergii Makino, thuộc họ Tú cầu. Trong khi đó, cỏ ngọt “xịn” chưa hề được trồng ở Sa Pa.
Cây “trà Nhật” và gói sản phẩm đang được bán nhiều ở Sa Pa. Ảnh: Dân Việt |
Bác sĩ Hinh cho biết, ông đã liên lạc với ông Tanaka – đại diện của Công ty Honso tại Việt Nam. Ông Tanaka khẳng định, cây mà người dân quen gọi là “trà Nhật” thực chất có nguồn gốc từ Trung Quốc, dùng để chiết xuất sản xuất thuốc chống... nấm mốc trên tường nhà.
Tên gọi “trà Nhật” là do người dân địa phương tự đặt, vì đây là loại cây được Công ty Honso (Nhật Bản) mang tới Việt Nam giới thiệu.
Căn cứ vào bản hợp đồng ký kết giữa Công ty Honso và Viện Dược liệu T.Ư năm 1992, Sa Pa cùng với Bắc Hà (Lào Cai) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là 3 địa điểm được chọn để trồng cây “trà Nhật” xuất khẩu.
Tuy nhiên, đến năm 2011, do bên đặt hàng hạ giá thu mua lá trà khô tới mức không thể thỏa thuận, Viện Dược liệu T.Ư đã quyết định ngừng sản xuất loại cây này. Sốt ruột về tình trạng sản phẩm thừa mứa, cũng như không hiểu rõ công dụng thực sự của “trà Nhật”, hiện vẫn còn 28 hộ gia đình tại thị trấn Sa Pa tiếp tục sản xuất trà Nhật sấy khô, bán ra thị trường với giá 100.000 đồng/kg. Tin vào lời quảng cáo, khách du lịch vẫn đổ xô mua, vì nghĩ đây là thảo dược có tác dụng chữa béo phì, tiểu đường, có lợi cho sức khỏe.
Được biết từ năm 2007, Viện Dược liệu T.Ư chính thức khẳng định, trà Nhật có độc tính khá cao, với trị số LD50 = 37,5g/kg chuột. Ngay lập tức, chính quyền địa phương đã có văn bản yêu cầu các hộ gia đình ngừng sản xuất và ngừng tung sản phẩm “trà Nhật” ra thị trường. - Dân Việt thông tin.
Trong những ngày vừa qua, thông tin chè Tuyên Quang được trộn phân lân, xi măng, bùn vào chè cũng đã khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang. Chỉ vì lợi ích kinh tế mà người ta sẵn sàng cho các hợp chất này vào chè theo đơn đặt hàng của các thương lái.
Ngay sau khi phát hiện các trường hợp sản xuất chè bẩn ở xã Thái Hòa, UBND xã đã tạm ngừng hoạt động 497 vò chè của các hộ dân trong xã, đồng thời yêu cầu các hộ dân cam kết không sản xuất chè bẩn.
(Tổng hợp)