Đau đẻ - những điều nhất định mẹ phải ghi nhớ

08:00, Chủ nhật 31/01/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cơn chuyển dạ đến đồng nghĩa với việc có rất nhiều thay đổi bên trong cơ thể người mẹ.

Cơn chuyển dạ đến đồng thời báo hiệu quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày sắp kết thúc. Mẹ từ giai đoạn “mang nặng” chuyển sang giai đoạn “đẻ đau”. Lúc này cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi. Và mẹ cần hiểu rằng, những thay đổi này là hoàn toàn tự nhiên.

Nếu không đau đẻ, làm sao em bé có thể chào đời. Ngoại trừ trường hợp một số mẹ dễ đẻ, đẻ rơi, nhưng trường hợp đó cũng không nhiều.

Tại sao lại có cơn đau đẻ

Như đã nói, cơn chuyển dạ đến đồng nghĩa với việc có rất nhiều thay đổi bên trong cơ thể người mẹ. Tử cung – vốn có nhiều các mô cơ lớn, đang co và giãn ra. Cổ tử cung cũng giãn hết mức và mở rộng. Trong khi đó khớp xương chậu và dây chằng cũng di chuyển và giãn dài ra. Cơ đáy chậu và sàn chậu cũng phải giãn hơn bình thường. Cả quá trình này phục vụ và tạo điều kiện cho em bé chui ra dễ dàng nhất, nhưng tất nhiên mẹ cũng đau đến tột cùng.

Giai đoạn đầu của quá trình sinh nở

Khi cơn chuyển dạ bắt đầu, hormone oxytocin bắt đầu sản sinh để kích thích các cơ co tử cung. Đây gọi là giai đoạn đầu của cơn đau đẻ, cũng là khi cổ tử cung bắt đầu mở.

Ban đầu, bà đẻ sẽ không cảm thấy đau, nhưng sẽ đau dần, đau râm ran khi cổ tử cung bắt đầu mở. Khi các mô trong cổ tử cung giãn ra, các dây thần kinh bị chèn ép sẽ truyền tín hiệu lên não bộ. Não bộ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều hormone oxytocin hơn. Lượng hormone oxytocin càng nhiều thì cơn co càng kéo dài, tần suất xuất hiện các cơn co càng ngắn. Ở giai đoạn đầu này, các cơn co thường kéo dài khoảng 30 giây.

Khi cơn co mạnh hơn, thì càng có nhiều tín hiệu truyền lên não bộ, và cơ thể giải phóng ra endorphin. Endorphin đóng vai trò như một loại thuốc giảm đau, đồng thời cơ thể sản sinh nhiều hormone oxytocin hơn, để cơn co càng ngày càng mạnh hơn.

Mỗi khi cơn co đến, bà đẻ cần tập trung hít thở. Kết thúc giai đoạn đầu này, các cơ co thường kéo dài 1 phút. Cơn co gây áp lực lên các dây chằng và cơ bắp. Đồng thời gây áp lực lên em bé, em bé bị đẩy xuống cổ tử cung, chèn vào bàng quang và ruột của mẹ. Nên mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, buồn tiểu, đau râm ran.

Cơn chuyển dạ đến đồng thời báo hiệu quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày sắp kết thúc. Mẹ từ giai đoạn “mang nặng” chuyển sang giai đoạn “đẻ đau”. Lúc này cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi. Và mẹ cần hiểu rằng, những thay đổi này là hoàn toàn tự nhiên.

Nếu không đau đẻ, làm sao em bé có thể chào đời. Ngoại trừ trường hợp một số mẹ dễ đẻ, đẻ rơi, nhưng trường hợp đó cũng không nhiều.

me
Nếu không đau đẻ, làm sao em bé có thể chào đời.

Tại sao lại có cơn đau đẻ

Như đã nói, cơn chuyển dạ đến đồng nghĩa với việc có rất nhiều thay đổi bên trong cơ thể người mẹ. Tử cung – vốn có nhiều các mô cơ lớn, đang co và giãn ra. Cổ tử cung cũng giãn hết mức và mở rộng. Trong khi đó khớp xương chậu và dây chằng cũng di chuyển và giãn dài ra. Cơ đáy chậu và sàn chậu cũng phải giãn hơn bình thường. Cả quá trình này phục vụ và tạo điều kiện cho em bé chui ra dễ dàng nhất, nhưng tất nhiên mẹ cũng đau đến tột cùng.

Giai đoạn đầu của quá trình sinh nở

Khi cơn chuyển dạ bắt đầu, hormone oxytocin bắt đầu sản sinh để kích thích các cơ co tử cung. Đây gọi là giai đoạn đầu của cơn đau đẻ, cũng là khi cổ tử cung bắt đầu mở.

Ban đầu, bà đẻ sẽ không cảm thấy đau, nhưng sẽ đau dần, đau râm ran khi cổ tử cung bắt đầu mở. Khi các mô trong cổ tử cung giãn ra, các dây thần kinh bị chèn ép sẽ truyền tín hiệu lên não bộ. Não bộ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều hormone oxytocin hơn. Lượng hormone oxytocin càng nhiều thì cơn co càng kéo dài, tần suất xuất hiện các cơn co càng ngắn. Ở giai đoạn đầu này, các cơn co thường kéo dài khoảng 30 giây.

Khi cơn co mạnh hơn, thì càng có nhiều tín hiệu truyền lên não bộ, và cơ thể giải phóng ra endorphin. Endorphin đóng vai trò như một loại thuốc giảm đau, đồng thời cơ thể sản sinh nhiều hormone oxytocin hơn, để cơn co càng ngày càng mạnh hơn.

Mỗi khi cơn co đến, bà đẻ cần tập trung hít thở. Kết thúc giai đoạn đầu này, các cơ co thường kéo dài 1 phút. Cơn co gây áp lực lên các dây chằng và cơ bắp. Đồng thời gây áp lực lên em bé, em bé bị đẩy xuống cổ tử cung, chèn vào bàng quang và ruột của mẹ. Nên mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, buồn tiểu, đau râm ran.

Tại sao nên ăn dừa khi mang thai
Tại sao nên ăn dừa khi mang thai
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cho dù nhiều người quan niệm rằng những tháng đầu thai kỳ không nên ăn dừa, tuy nhiên thực sự lại không phải vậy.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi