Mang thai đến tháng thứ 6 bị ra máu thì có sao không?
Dù đã đến những tháng cuối của kỳ tam cá nguyệt thứ 2, nhưng có một số mẹ bầu lại rất lo lắng vì tự nhiên bị ra máu, điều lo lắng của các mẹ là hoàn toàn đúng vì không biết ra máu như vậy có làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của các thai nhi hay không, để có thể giải đáp cụ thể những thắc mắc cho các mẹ bầu khi đến tháng thứ 6 mà vẫn bị ra máu, chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra máu ở tháng thứ 6 của thai kỳ?
Các mẹ có biết, từ tháng thứ 6 của thai kỳ, bất kỳ những dấu hiệu như ra máu,… đều rất có thể là dấu hiệu cho thấy nhau thai có vấn đề. Một trong số những nguyên nhân chính là do:
Nhau tiền đạo: Đây là hiện tượng khi mà bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Nhau tiền đạo thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Mẹ bầu cũng nên thận cẩn trọng khi mang thai ở tháng thứ 6 |
Khi thai phụ gặp phải trường hợp này, các bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ phải nằm thẳng tại chỗ để ngăn ngừa việc ra máu quá nhiều. Đến thời điểm thích hợp, sản phụ sẽ được chỉ định đẻ mổ để an toàn cho mẹ và bé.
Bong nhau non: Một tronng những lý do nữa khiến mẹ bầu có thể bị chảy máu đó chính là bị bong nhau thai một phần hoặc nhau thai tắc hoàn toàn khỏi thành tử cung.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do các mẹ bầu gặp phải chấn thương, lạm dụng các chất kích thích quá nhiều và nếu chưa đủ tuổi mang bầu (dưới 18 tuổi) thì rất có thể xảy ra bong nhau non. Hiện tượng này có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ.
Sinh non: trước ngày dự sinh, ra máu là Dấu hiệu cho thấy là các mẹ sắp sinh là các mẹ sẽ bị ra máu cách ngày sinh vài ngày hoặc 1-2 tuần.
Nhưng đối với tất cả các hiện tượng ra máu xảy ra vào trước tuần 37 thì các bà bầu nên đến trung tâm y tế gần nhất, vì rất có thể các mẹ đang đối mặt với nguy cơ sinh non.
Vỡ tử cung: Vỡ tử cung là một tai biến rất nặng trong sản khoa và hay xảy ra sau một thời gian thai còn sống trong tử cung. Biến chứng vỡ tử cung có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhất là có mổ sinh cũ, vết mổ bị nứt ra và đó là điều khó tránh khỏi.
Mạch máu tiền đạo: Đây là một trong những biến chứng sản khoa dù hiếm gặp nhưng các mẹ cũng nên lưu ý.
Nếu xảy ra hiện tượng này, thì hậu quả sẽ rất nặng nề cho thai nhi nếu không được ghi nhận trước khi vỡ ối.
Theo các bác sĩ, mạch máu tiền đạo là mạch máu từ nhau hay dây rốn băng ngang đường sinh trước phần thai, thai nhi có thể bị mất máu hết khi vỡ mạch máu này do cổ tử cung mở, vỡ ối hay bị ép giữa thai nhi và đường sinh.
Cần phải phòng tránh ra máu như thế nào?
Các mẹ bầu nên đi khám thai và siêu âm thai định kỳ để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.
Mẹ bầu nên chăm sóc thật chu đáo cho chính bản thân và thai nhi |
Phải đi khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như theo dõi tình trạng bệnh.
Ngoài ra, trong thời gian mang bầu, các mẹ bầu cũng nên lưu ý, tránh những hoạt động mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và cần phải có một chế độ sinh hoạt, an dưỡng hợp lý.
Đối với những trường hợp khi ra máu, các mẹ hãy xử lý thật bình tĩnh, hít thở đều và phải đi tới trung tâm y tế có uy tín để được hỗ trợ và đưa lời khuyên.
Bà bầu uống bia có sao không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Vào những ngày hè nóng nực, thì bia luôn là sự lựa chọn hàng đầu của cả hai giới, nhưng liệu bà bầu uống bia có được không, ta cùng giải đáp nhé! |
Mang bầu tháng thứ mấy thì bị rạn da? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đối với các mẹ bầu, rạn da trong những tháng mang thai luôn là nỗi lo thường trực. Nhưng bà bầu đến tháng thứ mấy thì bắt đầu bị rạn da? |