Mang thai tháng thứ 5 mà bị ra máu thì có sao không?
Nhiều mẹ bầu, sau khi trải qua kỳ tam cá nguyệt thứ nhất mà không có hiện tượng lạ gì xảy ra thì đã dần yên tâm, tuy nhiên, đến tháng thứ 5 mà mẹ bầu đột nhiên bị ra máu thì sẽ rất hoang mang và trở nên lo lắng, không biết khi ra máu như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay không, các mẹ hãy cùng đi tìm câu trả lời dưới đây nào.
Tại sao đến tháng thứ 5 mẹ bầu vẫn bị ra máu?
Đó là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu khi đến tận 5 tháng mà vẫn có những hiện tượng ra máu? Tùy theo từng cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ bầu, nhưng sẽ có một số nguyên nhân chính sao đây:
Dọa sảy: Một trong những trường hợp dẫn dến sảy thai nhiều nhất là do cổ tử cung mở và không được kép lại, bởi vậy mà nếu không được can thiệp kịp thời thì hiện tượng sảy thai là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời thì cổ tử cung sẽ khép lại và các mẹ lại tiếp tục một thai kỳ khỏe mạnh.
Bà bầu hãy cẩn thận với hiện tượng ra máu dù đến tháng thứ 5 của thai kỳ |
Tử cung nhạy cảm: Trong thời gian thai nghén, lưu lượng máu đến tử cung cũng sẽ tăng lên do sự thay đổi hormone nên gây ra một vài đốm máu nhẹ, nhất là sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Hầu hết trong các trường hợp này sẽ không đáng lo ngại và không có gì nguy hiểm cả.
Nguy cơ bị nhiễm trùng: Trong trường hợp máu cũng có thể xuất hiện ở âm đạo nếu mẹ bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn ở cổ tử cung hoặc âm đạo. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, các mẹ cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị ngay lập tức để tránh nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.
Tụ máu dưới màng đệm: Hiện tượng này được cho là do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng một phần bị bong ra khỏi thành tử cung.
Đối với những dạng nhẹ sẽ có thể tự khỏi trong vòng 20 tuần (5 tháng). Nhưng các mẹ cũng nên lưu tâm trong trường hợp bệnh nặng hơn có thể gây bong nhau thai và sẩy thai nữa nhé.
Nhau tiền đạo: Đây là hiện tượng khi mà bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ phải nằm thẳng tại chỗ để ngăn ngừa việc chảy máu quá nhiều dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.. Đến thời điểm thích hợp, sản phụ sẽ được chỉ định đẻ mổ để giữ được sự an toàn cho mẹ và bé.
Mẹ bầu nên “ứng phó” ra sao?
Đối với mẹ bầu trong thời gian mang thai, bất kỳ một trường hợp ra máu không bình thường nào trong thai kỳ đều rất đáng báo động. Bởi vậy mà các mẹ bầu luôn phải đề cao cảnh giác với biến chứng này gây nên, đặc biệt ra máu đi kèm chuột rút, co thắt, máu chảy quá 24 giờ, đau cục bộ ở vùng bụng hoặc xương chậu theo từng cơn.
Các mẹ bầu cũng nên có một chế độ nghỉ ngơi thật hợp lý |
Cách tốt nhất khi phát hiện có máu chảy ra từ âm đạo là mẹ bầu nên hết sức bình tĩnh, hít thở, thư giãn và nhanh chóng đến bác sĩ để được khám chữa và điều trị hợp lý.
Không chỉ là xử lý khi ra máu trong 5 tháng đầu, các mẹ bầu cũng nên hết sức lưu ý những điểm sau:
Trong những tháng mang thai, các mẹ bầu không nên tập luyện quá sức nên uống nhiều nước.
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi.
Luôn luôn theo dõi những tình hình của thai nhi và có thể khám bác sĩ định kỳ để luôn được kiểm tra và đưa ra những lời khuyên phù hợp với cơ thể của mẹ và bé.
Mang bầu tháng thứ mấy thì tiêm phòng? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Tiêm phòng là một trong những việc cần thiết đối với các mẹ đang mang bầu, nhưng mang bầu tháng thứ mấy thì phải tiêm phòng, các mẹ hãy xem nhé! |
Mang bầu tháng thứ mấy thì được uống nước dừa? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Được coi như một loại thức uống mát và giàu chất dinh dưỡng, nhưng mang bầu ở tháng thứ mấy thì được uống nước dừa và đem lại hiệu quả cao? |