Làm thẻ Căn cước mới không muốn thu thập ADN, giọng nói có bị phạt không?

14:25, Thứ năm 05/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Hiện nay, người dân đi làm thẻ Căn cước đều phải thực hiện thu nhận thông tin sinh trắc học. Vậy, trong trường hợp người dân khi đi làm thẻ Căn cước không muốn thu thập ADN, giọng nói có bị phạt?

Không muốn thu thập thông tin ADN, giọng nói khi làm Căn cước liệu có bị phạt?

Theo quy định tại Điều 15 thuộc Luật Căn cước 2023, thông tin sinh trắc học trong Cơ sở dữ liệu căn cước sẽ bao gồm các thông tin như: ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.

Căn cứ theo quy định tại điểm d thuộc khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023, thông tin sinh trắc học về giọng nói và ADN là những thông tin mà công dân không bắt buộc phải cung cấp khi thực hiện các thủ tục làm thẻ.

Thông tin sinh trắc học về giọng nói và ADN là những thông tin mà công dân không bắt buộc phải cung cấp khi thực hiện các thủ tục làm thẻ Căn cước.

Thông tin sinh trắc học về giọng nói và ADN là những thông tin mà công dân không bắt buộc phải cung cấp khi thực hiện các thủ tục làm thẻ Căn cước.

Thông tin sinh trắc học về ADN hay giọng nói chỉ được thu thập khi người dân hoàn toàn tự nguyện cung cấp hoặc sẽ được thu thập trong trường hợp:

- Khi thực hiện các trưng cầu giám định đối với những người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Khi cơ quan, tổ chức thu thập được phép thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì sẽ chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước.

Thay vào đó, tại điểm b thuộc Điều 23 Luật Căn cước 2023 có quy định, công dân bắt buộc phải cung cấp 3 thông tin sinh trắc học quan trọng khi làm thẻ Căn cước bao gồm: ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt.

Sẽ có thể đề nghị thu thập các thông tin về ADN và giọng nói thông qua ứng dụng VNeID

Căn cứ vào khoản 3 thuộc Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP có quy định, công dân có thể đề nghị thu thập, cập nhật các thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói theo 2 hình thức: Trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước hoặc thông qua ứng dụng định danh quốc gia - VNeID.

Như vậy, người dân hoàn toàn có thể đề nghị thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và thông tin giọng nói qua ứng dụng ứng dụng định danh quốc gia VNeID.

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 thuộc Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì các thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập vào Cơ sở dữ liệu căn cước sẽ phải đáp ứng được điều kiện sau:

- Các cơ quan, tổ chức xét nghiệm, phân tích và tạo lập dữ liệu phải đáp ứng tiêu chuẩn cũng như các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Công an hướng dẫn.

- Thông tin tạo lập phải bảo đảm được giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; bảo đảm được sự xác định duy nhất công dân đó trong Cơ sở dữ liệu căn cước.

Người dân hoàn toàn có thể đề nghị thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và thông tin giọng nói qua ứng dụng ứng dụng định danh quốc gia VNeID.

Người dân hoàn toàn có thể đề nghị thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và thông tin giọng nói qua ứng dụng ứng dụng định danh quốc gia VNeID.

Đề xuất một số mức phạt liên quan đến thẻ Căn cước

Dự thảo Nghị định đã đề xuất các mức phạt liên quan đến thẻ căn cước như sau:

+ Không đổi thẻ Căn cước khi hết hạn sẽ có thể bị phạt đến 500.000 đồng

+ Sử dụng thẻ Căn cước đã hủy sẽ có thể bị phạt đến 2.000.000 đồng

+ Cung cấp các thông tin sai sự thật để được cấp thẻ Căn cước sẽ có thể bị phạt đến 4.000.000 đồng

+ Mượn hoặc cho mượn thẻ Căn cước có thể bị phạt đến 6.000.000 đồng

Ngoài hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền nêu trên, tất cả các hành vi vi phạm liên quan đến cấp, quản lý và sử dụng Căn cước công dân, thẻ Căn cước sẽ còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm