Lão Tử là ai?
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc.
Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Lão Tử được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo.
Cái tên "Lão Tử" là danh xưng kính trọng. Lão (老) có nghĩa "đáng tôn kính" hay "già". Tử (子) dịch theo nghĩa đen là "chú bé", nhưng nó cũng là một thuật ngữ chỉ một đẳng cấp quý tộc tương đương với Tử tước, cũng như là một thuật ngữ tỏ ý tôn kính được gắn với những cái tên của những bậc thầy đáng kính trọng. Vì thế, "Lão Tử" có thể được dịch tạm thành "Bậc thầy cao tuổi".
Lão Tử là người thường thích lấy những khía cạnh khác nhau của tự nhiên để dẫn chứng cho đức tính con người.
Ông nói: “Những người tốt giống như nước, sẽ có lợi cho tất cả mọi thứ và không ai sẽ tranh đấu với họ. Nó nằm ở những nơi thấp kém mà mọi người thường từ chối”.
Dưới đây là 4 đức tính ông khuyên nhủ con người ai cũng nên có:
Tôn trọng tất cả mọi sinh mệnh
Đức tính này thể hiện thông thông qua sự yêu thương và biết quan đến tất cả mọi sinh vật trong vũ trụ. Người có nhân cách này sẽ biết cách yêu thương, giảm bớt được cái tôi. Bộc lộ được tấm lòng yêu thương của bản thân và lan tỏa đến tất cả mọi người.
Chân thành
Đức tính này bao gồm sự tử tế và trung thực. Khi chúng ta sống thành thật và liêm khiết thì cuộc sống sẽ trở lên tĩnh lặng và thanh thản. Khi lương tâm mình thoải mái, thì chúng ta không còn để ý đến những tiểu tiết hay vụn vặt trong mọi việc, tâm trí của chúng ta sẽ luôn hoà ái. Trong 4 nhân cách của Lão Tử thì nhân cách này liên quan nhiều nhất đến nghiệp báo và luật nhân quả.
Thiện lành
Đây là nét đặc trưng dễ thấy bên trong mỗi con người. Thiện lành chính là biết yêu thương, đồng cảm và biết tôn trọng mọi người.
Trong cuộc sống, nó thể hiện ra chính là việc coi trọng đạo đức và lương thiện hơn rất nhiều so với danh lợi của cá nhân. Nó chính là cơ sở để hình thành nên lòng vị tha, sự chấp nhận và yêu thương.
Sống vì mọi người
Một người sống tốt đẹp, biết quan tâm đến chính mình, thì sẽ biết yêu thương, đồng cảm với người xung quanh. Đức tính này chính là nguyên lý sống cơ bản của nhân loại. Chúng ta sống trong một xã hội tự nhiên, và như bản chất tồn tại bên trong mỗi người, ai ai cũng muốn được quan tâm và quan tâm mọi người xung quanh. Nhiều thí nghiệm cho thấy loài người phát triển nhờ có sự kết nối cộng đồng, và luôn phát triển theo xu hướng kết nối với nhau thay vì ngược lại.