Rau muống chẻ
Lẩu gà không thể thiếu rau muống chẻ. Chị em nội trợ nên chọn rau muống nước, vì thân của loại rau này khá mềm, thân cũng không lớn, vừa giúp nồi lẩu thơm ngon hơn, lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chị em khi mua rau muống về, chú ý nhặt sạch lá héo, rửa sạch rồi chẻ thành từng sợi nhỏ. Sau đó bỏ rau vào 1 chậu nước muối pha loãng ngâm trong vòng 15 phút để loại bỏ bớt nhựa. Rửa lại 2 lần nữa bằng nước sạch, để ráo.
Măng chua
Măng chua sẽ giúp nồi lẩu gà của bạn thêm đậm đà. Tuy nhiên, vì măng chứa nhiều thành phần gây độc, nên chị em cần phải sơ chế thật sạch. Chị em nên chọn măng có màu trắng, mùi thơm. Khi sợ chế thì rửa qua, để ráo, rồi luộc qua với nước muối pha loãng để loại sạch chất độc.
Hoa chuối
Hoa chuối bạn có thể mua sẵn hoa đã bào ở ngoài hàng, hoặc mua về tự bào. Với hoa chuối tự bào, sau khi bào xong, chị em nhớ ngâm vào nước muối cho bớt nhựa trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ngải cứu
Ngải cứu là một loại rau quen thuộc nhất của lẩu gà. Ngải cứu không chỉ được biết đến là loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, mà còn giúp đào thải độc tố trong cơ thể, và gia tăng hương vị cho món lẩu gà.
Trên đây là một số loại rau nên ăn kèm với lẩu gà sẽ rất tốt cho sức khỏe và đảm bảo hương vị món ăn. Ngoài ra, chị em không nên cho kinh giới, tỏi vào lẩu gà để tránh gây ngộ độc thực phẩm.
Những điều cần chú ý khi ăn lẩu
Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi
Kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.
Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm
Kết hợp kiểu này sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Lẩu gà không dùng rau kinh giới
Rau kinh giới "kỵ" thịt gà. Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản
Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung với lẩu hải sản vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.