Lỡ tay nấu mặn đừng vội cho nước lã, thêm 1 nguyên liệu đặc biệt để giảm độ mặn, giúp món ăn tròn vị

14:31, Thứ hai 12/06/2023

( PHUNUTODAY ) - Có rất nhiều cách để làm giảm độ mặn của món ăn. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thông thường, khi nấu ăn bị mặn, mọi người sẽ nghĩ đến ngay việc cho thêm nước vào nồi. Nước có khả năng hòa tan muối và làm món ăn bớt mặn.

Tuy nhiên, sau khi thêm nước, nếu bạn nấu quá lâu và phần nước cạn đi thì món ăn sẽ bị mặn như cũ, không có gì thay đổi. Vì vậy, khi cho thêm nước, bạn chỉ cần nấu cho nồi thức ăn sôi trở lại rồi tắt bếp là được. Không nên tiếp tục đun quá lâu làm món ăn mặn vẫn hoàn mặn.

Ngoài cách thêm nước, có nhiều phương pháp khác để làm giảm độ mặn của món ăn.

Thêm gia vị, nguyên liệu có tính axit

Với các món ăn bị mặn, bạn có thể thêm gia vị hoặc nguyên liệu có tính axit ví dụ như nước cốt chanh, giấm, cà chua hoặc các loại quả có vị chua khác... Những gia vị, nguyên liệu này có tác dụng trung hòa độ mặn của món ăn.

lo-nay-bi-man-them-1-nguyen-lieu-dac-biet-de-giam-man-01

Bạn nên cho thêm nguyên liệu từ từ và nếm thử nhiều lần để đảm bảo món ăn có hương vị phù hợp với khẩu vị của gia đình.

Thêm chất làm ngọt

Thêm chất làm ngọt cũng là cách giúp giảm vị mặn của các món ăn một cách hiệu quả.

Bạn có thể thử thêm gia vị tạo độ ngọt vào các loại nước sốt hay món xào quá mặn.

Đừng nâu có thể tạo ra hương vị caramel đặc biệt, giúp món ăn hấp dẫn hơn, căng bằng vị và giảm độ mặn.

Nếu muốn có vị ngọt trung tính hơn, bạn có thể cho đường cát.

Ngoài ra, sử dụng mật ong cho các món canh, súp, kho... cũng giúp giảm độ mặn, tăng hương vị cho món ăn.

Tùy vào độ mặn của món ăn mà bạn có thể điều chỉnh số lượng lòng đỏ trứng vào nồi.

Sử dụng khoai tây

lo-nay-bi-man-them-1-nguyen-lieu-dac-biet-de-giam-man-03

Bạn có thể lấy một củ khoai tây sống, gọt vỏ, thái lát hoặc hạt lựu rồi cho vào nồi súp, nồi canh hoặc món hầm. Khoai tây sẽ phát huy công dụng hút bớt muối, giữ cho món ăn vừa khởi vị.

Sủ dụng lòng trắng trứng

Một số đầu bếp sử dụng lòng trắng trứng để thêm vào món canh, súp bởi nó có khả năng hấp thụ một phần vị mặn của món ăn.

Khi lòng trắng trứng đã chín và đông đặc lại, bạn có thể vớt nó ra.

Lưu ý, khi đập trứng vào nồi bạn không khuấy mạnh tay mà chỉ cần để trứng ở trong nồi là được. Trứng đông lại thành khối sẽ dễ vớt ra ngoài hơn.

Thêm cà chua

Quả cà chua cũng có tác dụng trong việc giảm độ mặn của các món ăn. Bạn có thể cho cà chua thái lát vào trong nồi thức ăn đang bị mặn. Vị chua tự nhiên trong cà chua sẽ làm giảm độ mặn và khiến món ăn ngon hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền