Loại hạt được ví là hạt trường sinh, giàu protein hơn thịt bò
Loại hạt được nhắc đến ở đến chính là hạt lạc hay còn gọi là đậu phộng. Đây là loại thực phả bình dẫn, có thể sử dụng ở cả dạng tươi và sấy khô. Từ nguyên liệu này, chúng ta có thể chiến biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Đặc biệt, lạc là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng nội tạng như ruột, tim.
Theo thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống, hạt lạc có chứa nhiều chất béo và lipid tốt (khoảng 50 gram trên 100 gram lạc). Loại hạt này bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể. Chuyên gia dinh dưỡng Boris Hansel đánh giá rằng lạc có thể cung cấp nhiều protein hơn cả hạt hạnh nhân, hạt điều.
Lượng protein trong lạc thậm chí còn nhiều hơn cả thịt bò. 100 gram thịt bò chỉ chứa khoảng 18 gram protein.
Bên cạnh đó, lạc còn chứa nhiều khoáng chất như kali, mangan, kẽm, đồng, sắt, canxi, selen. Tất cả các chất này đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Lạc là thực phả có chỉ số đường huyết (GI) thấp, rất thích hợp với người bị tiểu đường.

Một số lợi ích của lạc đối với sức khỏe
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
Lạc có lượng chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa đồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa axit oleic giúp tăng lượng cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó, nó có thể nga ngừa các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ.
- Tốt cho não
Hạt lạc chứa vitamin B3 và niacin. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não, giúp tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, resveratrol, một loại flavonoid trong lạc cũng có khả năng cải thiện lưu lượng máu tới não.
- Hỗ trợ giảm cân
Lạc chứa nhiều chất xơ và protein giúp mang lại cảm giác no lâu sau khi ăn và giảm cảm giác thèm ăn nhờ đó chúng ta có thể kiểm soát việc ăn uống tốt hơn, ít thèm ăn vặt hơn và việc giảm cân cũng diễn ra thuận lợi hơn.
- Tốt cho người bị tiểu đường
Lạc có chỉ số đường huyết thấp, người bị tiểu đường có thể sử dụng như một món ăn nhẹ. Lượng mangan, đồng trong lạc cũng dồi dào. Các chất này có vai trò quan trọng trong các hoạt động chuyển hóa chất béo và carbohydrate, hấp thụ canxi, điều chỉnh đường huyết trong cơ thể.
- Giảm căng thẳng
Các chuyên gia chỉ ra rằng trong hạt lạc có chứa tryptophan - một loại hormone giúp cơ thể giải phóng serotonin. Việc điều chỉnh tâm trạng của con người có liên quan mật thiết đến chất serotonin trong não. Hợp chất hóa học này có tác dụng duy trì tâm lý tỉnh táo, bình tĩnh cho con người.
- Làm đẹp da và tóc
Hạt lạc chứa chất béo không bão hòa đơn, vitamin C, vitamin E có vai trò quan trọng trong việc làm chậm lão hóa. Ngoài ra, vitamin B trong lạc khi đi vào cơ thể sẽ giúp chuyển hóa biotin, kích thích quá trình phát triển của tóc.

Một số lưu ý khi ăn lạc
Hạt lạc tốt cho sức khỏe nhưng lại có hàm lượng chất béo cao. Do đó, bạn không nên ăn nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo, con người không nên ăn nhiều hơn 10 gram lạc/ngày. Việc ăn nhiều lạc cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe dù đây thực phẩm được đánh giá là lành mạnh, có giá trị dinh dưỡng cao.
Khi đói bụng, không nên ăn quá nhiều lạc rang, lạc luộc vì chất béo trong loại hạt này sẽ gây ra khó chịu cho đường tiêu hóa với các biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng.
Hạt lạc rất dễ bị mốc. Do đó, chúng ta cần chú ý bảo quản lạc cẩn thận, luôn để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Lạc mốc sinh ra đô tố aflatoxin rất nguy hiểm. Chất này có thể gây ra ung thu vì thế nếu thấy lạc bị mốc thì tuyệt đối không được ăn.
Người không nên ăn lạc
- Người có cơ địa dị ứng
Lạc là thực phẩm tốt nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Có những người sinh ra với cơ địa bẩm sinh bị dị ứng với lạc. Trong trường hợp nhẹ, người đó sẽ bị mẩm ngứa, buồn nôn, sưng mặt. Tuy nhiên, trường hợp bị dị ứng lạc nặng có thể dẫn tới sốc phản vệ với các biểu hiện như khó thở, buồn nôn, nôn mửa, sưng lưỡi, môi, mặt, tức ngực và tính mạng của người bệnh bị đe dọa.
- Người bị bệnh gout
Người bị bệnh gout là bị rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng lên. Bệnh nhân sẽ pha tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo như lạc, đặc biệt là trong giai đoạn cấp tính. Lạc có thể làm giảm sự bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bị rối loạn mỡ máu
Lạc có lượng calo và chất béo cao. Vì vậy, người bị rối loạn mỡ máu, lượng lipid trong máu cao nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Ăn nhiều lạc có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Trên đây là những lợi ích và lưu ý khi ăn hạt lạc - hạt trường sinh. Đây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hằng ngày với chi phí phải chăng.