Lương Bổng của "Người phán xử" lần đầu chia sẻ về vai diễn để đời

( PHUNUTODAY ) - Chia sẻ của Nghệ sĩ ưu tú Trung Anh khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

Có thể nói, "Người phán xử" vẫn đang thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. NSƯT Trung Anh lần đầu chia sẻ về vai diễn để đời này của mình.

luong-bong-nguoi-phan-xu 3

 Một cảnh diễn của NSƯT Trung Anh trong phim Người phán xử

Được biết, đây không phải là lần đầu NSƯT Trung Anh thử sức với vai phản diện nhưng không được khán giả biết đến nhiều.

NSƯT Trung Anh thừa nhận mình không có nhiều trải nghiệm về cuộc sống của "xã hội đen".

Trong phim, NSƯT Trung Anh vào vai Lương Bổng – “cánh tay phải” của ông trùm Phan Quân gây ấn tượng bởi bộ mặt lạnh không cảm xúc, nhưng khi cần bảo vệ chủ thì ra đòn rất nhanh và quyết liệt. Lương Bổng gây ấn tượng bởi bộ mặt lạnh không cảm xúc, nhưng khi cần bảo vệ chủ thì ra đòn rất nhanh và quyết liệt.

luong-bong-nguoi-phan-xu 2

 Chân dung diễn viên Trung Anh

Nam nghệ sĩ chia sẻ về cảnh thể hiện sự tàn bạo nhất của mình trong phim. "Lương Bổng làm gì đều là lệnh của Phan Quân. Cảnh chặt ngón tay ngay đầu phim, tôi nhớ là nó đã gây bão trên mạng xã hội và các bạn đã tranh cãi rất nhiều", anh nói.

Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng "Người phán xử" phải quay lại vì lộ kết, NSƯT Trung Anh chia sẻ: "Phim chưa chiếu hết nên rất khó nói. Tuy nhiên, trong những cảnh sắp tới sẽ có những việc tưởng là trái ngược với Lương Bổng nhưng thực ra vẫn nhất quán. Tôi và đạo diễn đã bàn nhau để thay đổi cái kết cho đúng với tư tưởng của Lương Bổng."

Hiện tại, NSƯT Trung Anh làm việc tại Nhà hát kịch Việt Nam. Khi được hỏi điều khiến anh gắn bó với nơi đây khi mà khán giả đang dần quay lưng với sân khấu, NSƯT Trung Anh trải lòng: "Tôi đã được sống qua những năm tháng thịnh vượng của sân khấu. Khi ấy khán giả tự nguyện bỏ tiền ra mua vé xem kịch. Mỗi lần có vở diễn là những hàng dài xếp vòng quanh để mua vé, có dãy riêng cho thương binh. Thời bấy giờ ưu tiên bán vé theo giấy giới thiệu của cơ quan nên nhiều khi người mua lẻ còn không thể mua được vé. Vở “Nhân danh công lý” năm 1985 phải diễn cùng một lúc hai đoàn ở hai nhà hát mà vẫn không đủ.

Nghĩ mà xót xa cho hiện tại, vở mới có treo áp phích hàng tối cũng chả ai mua. Chúng tôi phải đi diễn tỉnh, mà cũng không phải người ta tự nguyện mua vé. Vé được chào bán từ nhiều tháng trước, mua theo kiểu ủng hộ nhau, đến ngày có khi người ta còn quên đi xem. Có hôm chúng tôi diễn, khán giả ở dưới chỉ có 30 người, rất tủi thân. Tôi cảm thấy như mình bị phản bội, con đường  mình đã theo đuổi càng ngày càng trở nên tuyệt vọng."

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn