Một con số cảnh báo bạn: hằng năm trên thế giới có tới 5.000 người tử vong do bị các loại vi khuẩn trong trứng tấn công, và trong mỗi quả trứng có chứa tới 10.000 vi khuẩn salmonella gây hại sức khỏe.
Trong mỗi quả trứng có chứa tới 10.000 vi khuẩn salmonella gây hại sức khỏe. |
Vậy bạn phải lưu ý gì khi ăn trứng để không hại sức khỏe?
Không lau hoặc rửa trứng sống
Vỏ ngoài của trứng sống rất bẩn, nhưng không nên vì thế mà lau hoặc rửa trứng cho sạch trước khi cất vào tủ lạnh vì trên vỏ trứng có một lớp màng nhỏ bao bọc.
Lớp vỏ này khiến cho trứng gà bóng và sờ vào có cảm giác trơn láng. Nó có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng gà lại, ngăn ngừa các bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng và chỉ cho phép ôxy lọt vào lòng trứng.
Nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ mất đi, vi khuẩn trong không khí sẽ xâm nhập vào trong trứng dễ khiến cho quả trứng bị hỏng.
Bảo quản trứng ở nơi mát mẻ
Nhiệt độ phòng làm tăng trưởng và và sinh sôi các vi khuẩn. Do vậy, trứng nên được bảo quản ở nhiệt độ lạnh là tốt nhất, cụ thể là trong tủ lạnh. Khi mua trứng, bạn nên lưu ý mua ở những cửa hàng hay siêu thị có trứng để ở ngăn lạnh. Tránh mua trứng để ngoài nhiệt độ phòng quá lâu vì sẽ rất dễ bị hỏng.
Thêm nữa, nhiều người thường cất trứng trên cánh cửa tủ lạnh vì chúng được thiết kế đặc biệt để giữ trứng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên để trứng ở trong thùng carton và để lưu trữ ở phần lạnh nhất trong tủ lạnh chứ không phải bên cánh cửa.
Chỉ lưu trữ trứng từ 3 - 5 tuần
Trứng nên được ăn trong vòng 3 - 5 tuần và không nên để thêm. Nếu bạn đã chế biến món trứng mà không ăn hết thì chỉ nên sử dụng món đó trong vòng 3 ngày sau thôi nhé!
Không ngâm trứng vừa luộc chín vào nước lã
Đúng là ngâm trứng vừa luộc chín vào nước lạnh (lã) sẽ giúp chúng ta dễ bóc vỏ hơn vì trứng đang nóng ngâm vào nước lạnh sẽ khiến cho vỏ trứng và phần lòng trắng co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở dễ bóc trứng.
Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách làm thiếu khoa học này vì nước lã chứa một lượng lớn vi khuẩn. Trứng gà sau khi đã luộc chín thì vỏ trứng không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn nữa, do đó, vi khuẩn trong nước lã sẽ có thể len lỏi vào phần trong của quả trứng.
Chế biến trong thời gian vừa phải
Nhiều người cho rằng, khi chế biến, cần đun trứng lâu để trứng chín kỹ. Điều này hoàn toàn không đúng vì đun trứng ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài sẽ dẫn tới các phản ứng sinh hoá học giữa các phân tử sắt và lưu huỳnh có trong thành phần của trứng, từ đó tạo nên các chất cặn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể hoặc dễ gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu khi ăn.
Không nên ăn quá nhiều
Mặc dù giá trị dinh dưỡng của trứng gà rất cao nhưng ăn nhiều dễ gây ra dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.
Lưu ý
- Các bà mẹ luôn nghĩ rằng bổ sung trứng gà cho con là rất tốt, nó sẽ giúp tăng hàm lượng protein cho trẻ. Tuy nhiên, có không ít những trường hợp trẻ bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng gà, đặc biệt đối với trẻ từ 6 tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm. Vì thế, để an toàn cho bé bạn chỉ nên bổ sung trứng vào khẩu phần ăn của trẻ khi bé đã được hơn 1 tuổi.
- Mặc dù trứng gà là loại thực phẩm chức năng, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều trứng gà bạn cũng sẽ phải đối mặt với những rắc rối về mặt sức khoẻ. Vậy một câu hỏi đặt ra là môĩ người nên ăn bao nhiêu trứng là đủ?
Dựa theo kết quả nghiên cứu của Hiệp Hội Tim Mạch Anh Quốc, thì các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng mỗi người không nên ăn quá 4 quả trứng mỗi tuần
- Các chuyên gia cũng khuyên những người dễ có nguy cơ bị dị ứng không nên ăn trứng và trứng cũng là một trong số những "thủ phạm" dễ gây nên hiện tượng táo bón nếu ăn nhiều.
6 thực phẩm là "thuốc độc" nếu kết hợp với trứng gà (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Axit tannic trong chè kết hợp với protein trong trứng tạo hợp chất protein axit tannic gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại. |