Lý do khiến một số người thông minh không bao giờ thành công

19:30, Thứ ba 29/09/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Có một số người không bao giờ thành công không phải vì họ không thông minh. Tại sao lại như vậy?

Có thể nghe điều này rất vô lý, vì hiển nhiên 1 người thông minh họ có đủ sự tự tin, kiến thức, tố chất để đạt được thành công của họ. Nhưng chúng ta cũng thấy, người thông minh thường làm thuê cho kẻ khác là nhiều. Vì sao lại vậy?

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.

1. Không thành công do phức tạp hóa vấn đề

Thông thường những người thông minh họ sẽ thích nghĩ thấu đáo trước khi hành động, đây là 1 điều tốt. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều đó sẽ không có hiệu quả. Đôi khi chúng ta chỉ cần đơn giản hóa mọi chuyện để giải quyết chúng dễ dàng. Và phức tạp hóa mọi chuyện khiến họ bỏ qua yếu tố quan trọng dẫn đến việc không thành công, là thực hành. Suy nghĩ quá nhiều khiến họ quên đi thực tế.

2. Luôn cho mình là đúng

Những người thông minh có cái tôi khá cao, họ luôn tự tin vào chính mình, điều đo là tốt, nhưng sự tự tin đến mức họ không nghe ý kiến của những người khác, bỏ qua nhiều yếu tố xung quanh và coi thường những yếu tố nhỏ nhặt tác động không tốt đến công việc. Điều đó là điều tệ hại cho lý do vì sao họ không thành công. Cái tôi quá cao cũng khiến họ không ưa thích làm việc nhóm, chia sẻ hay thu nhận ý kiến từ phía người khác để suy nghĩ của chính họ. Và thêm nữa họ sợ sai vì họ sợ mất mặt trước mặt người khác.

3. Đặt cái tôi lên cao

Rất nhiều người thông minh không kết hợp tốt giữa cái tôi và sự logic, đó là lý do họ thường đặt ý kiến họ cho là đúng lên trên tất cả mọi người. Sẽ rất nguy hiểm nếu họ cứ khăng khăng điều mình nói là đúng, và họ sẽ rất ngượng ngùng khi nhận ra mình sai.

4. Không mạo hiểm

Rất nhiều người thông minh chọn phương án làm một công việc lương cao cho một công ty của một người chủ thông minh. Điều này nói lên rằng, họ sợ mạo hiểm, họ không cởi mở và không dám thử những điều mới, không dám thử những việc họ không giỏi, họ sợ mất cái mác "thông minh" trước những người xung quanh.

5. Đánh giá thấp các kỹ năng trong xã hội

Một vài người thông minh không hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ không bao giờ cải thiện các kỹ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích những ai vượt trội hơn họ.

6. Không nhận ra những thành kiến về nhận thức

Nhà tư vấn về nhận thức Danita Crouse cho biết, sau một thời gian nghiên cứu, chị nhận ra rằng, những người cực kì thông minh thường hay bảo thủ.

Giáo sư Keith Stanovich ở trường đại học Toronto cho biết, so với những người nghĩ ít thì những người thông minh này thường không sẵn sàng tiếp thu những ý kiến mới.

7. Coi việc học và trí thông minh là như nhau

Nhà xã hội học Liz pullen cho biết, rất nhiều người cho rằng, trình độ học vấn phản ánh trí thông minh. Trong rất nhiều trường hợp, những người học giỏi đạt được thành công, tuy nhiên, có hàng ngàn câu chuyện liên quan đến những tý phú còn chưa đỗ đại học.

8. Bị kẹt giữa lý thuyết và thực hành

Vấn đề sẽ được gợi ra khi những người thông minh ở ví trị lãnh đạo, khi họ chỉ tập trung trên lý thuyết mà quên mất rằng phải đối mặt với người thật.

9. Ngừng cố gắng

Người có trí thông minh thường lười biếng. Những người thông minh này lại không tập trung vào phát triển khả năng tự nhiên của mình. Thay vì đó, những người không có nhiều tài, họ lại dành thời gian cho việc thực hành, điều này khiến họ gặt hát được thành công dễ dàng hơn.

10. Quá tự lập

Những người thông minh rất khó phát triển được một hệ thống hỗ trợ giúp họ thành công. Nếu không có những người hay phương tiện hỗ trợ, bất kì ai cũng có thể xuống dốc không phanh khi họ gặp sự cố.

11. Đi theo lối mòn

Những sinh viên giỏi trong top của trường đại học sau khi ra trường đều làm trong những ngành giống nhau như: Công nghiệp, tài chính, tư vấn... và rất ít người theo đuổi đam mê.

Là một ông chủ doanh nghiệp rất thành công ở New York (Mỹ), Lee Semel cho rằng: “Rất nhiều người thông minh đều chỉ là những người đi sau, họ không phải là người tiên phong bởi vì họ đã dành quá nhiều thời gian cho việc học và đạt thành tựu. Vì lẽ đó họ không bao giờ tìm ra được sở thích của họ là gì, và không bao giờ thử làm điều gì đó đặc biệt.”

Giật mình với khoản thu của học sinh lớp 1 gần 150 triệu đồng
Từ bảng chi dự kiến thì học sinh phải đóng các khoản để trang bị cho lớp như: máy lạnh, máy in, máy tính, ti vi, dây điện với dự toán xấp xỉ 53 triệu đồng.
Rơi nước mắt: Chàng trai đeo nhẫn đính hôn cho bạn gái đã chết
Josh đã mang chiếc nhẫn đến bên cạnh thi thể người yêu mình và đeo vào tay của cô ấy.
Cay đắng nhìn những giọt nước mắt của chồng tôi
Tôi muốn ôm chồng tôi. Tôi muốn quỳ xuống xin anh ấy tha thứ nhưng liệu mọi thứ có còn kịp nữa không?
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dat Van