Giá đỗ
Khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn lẫn các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển nhanh. Loại thuốc này khi xào sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu. Giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Trong khi đó, giá đỗ sạch không hóa chất thường "gầy" hơn, thân giá khó gẫy hơn và nhìn không bắt mắt. Loại giá đỗ sạch không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá đỗ dùng chất kích thích tăng trưởng.
Giá đỗ sạch vì phải hút nước nên có dễ dài còn giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc rễ rất ngắn. Do người bán hàng ngâm giá ở trong nước có chứa thuốc làm tất cả các bộ phận của giá đều hút nước, dẫn đến rễ giá ít phát triển.
Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau. Giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt, đẹp mắt.
Rau cải
Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch.
Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn rất cao do không đủ thời gian để phân hủy.
Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn uống.
Đậu cô ve
Đậu cô ve là loại quả thơm ngon, giòn giòn nên được nhiều người ưa thích nhưng cũng dễ bị sâu bọ. Để phân biệt, chị em quan sát, những quả đậu cô-ve bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt ấy là kết quả của việc lạm dụng phân bón lá. Nếu tất cả số đậu được bày bán đều không có tì vết sâu bọ, chứng tỏ đậu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi đưa ra tiêu thụ.
Rau cần nước
Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Nếu để một ngày không nhúng nước, rau sẽ bị khô héo, thân tóp lại.
Mướp đắng
Khi mua tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Đây là những quả mướp đắng sạch, chị em có thể yên tâm sử dụng.
Còn những quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Một số loại rau củ bị "tẩm" hóa chất, thuốc trừ sâu nhiều nhất vào mùa đông các mẹ nội trợ hãy hết sức chú ý:
Khoai tây
Một tháng hoặc lâu hơn, các loại thuốc diệt cỏ sẽ được áp dụng lần đầu tiên khi những cây khoai tây đủ cứng để phát triển. Chưa hết, để kiểm soát bệnh rụng lá trước khi thu hoạch, cây khoai tây được phun kế tiếp một loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và clorothalonil. Vì vậy, bà nội trợ cần đặc biết chú ý khi lựa chọn khoai tây không rất dễ bị ngộ độc.
Cà chua
Tháng 10,11 là rộ mùa cà chua nhất nhưng đây là loại quả dễ bị nhiễm độc vì để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho gia đình thì sẽ an toàn hơn.
Rau xà lách
Loại rau thường xuyên dùng để ăn sống hoặc trộn salad thực tế có thể chứa tàn dư hóa chất lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều. Nếu có thể, hãy tự trồng rau sạch hoặc tìm các thực phẩm hữu cơ để thay thế. Vì nếu ăn loại rau này quá nhiều bạn đang tự rước một lượng lớn thuốc trừ sâu vào trong cơ thể.