Cúng giao thừa 2017 hay còn gọi là lễ Trừ Tịch được hầu hết mọi gia đình chuẩn bị để xua đuổi những cái xấu của năm cũ và cầu mong một năm mới nhiều may mắn cho gia đình. Thường thì cúng giao thừa gồm 2 loại là mâm cúng trong nhà và mâm cúng ngoài trời. Tuy nhiên cần chuẩn bị những gì cho hai mâm cúng giao thừa này thì không phải ai cũng biết đặc biệt là những gia đình trẻ. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn những thứ cần chuẩn bị phù hợp với nghi lễ nhé.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm có những thứ sau. Đầu tiên là bình hương, 2 ngọn nến hoặc 2 ngọn đèn dầu, 1 bát muối, 1 bát gạo. Lễ vật thì gồm có thủ lợn hoặc con gà hay thịt mồi tùy thuộc vào mỗi gia đình hay năm đó là năm gì mà chọn lễ vật chính cho. Ngoài ra lễ vật còn có bánh chưng – bánh tét, xôi gấc, chè kho, các loại mứt kẹo, rượu và không thể thiếu được đó là vàng mã và sớ Giao thừa.
Mâm cúng giao thừa trong nhà
Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì? Việc cúng Giao thừa trong nhà cũng không kém phần quan trọng như cúng giao thừa ngoài trời. Việc cúng Giao thừa trong nhà mang ý nghĩa cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp được nhiều điều tốt đẹp trong năm mới sắp đến.
Mâm cỗ cúng này có thể cúng sớm hơn tùy vào mỗi gia đình. Mâm cúng này gồm 2 phần chính là cỗ mặn, cỗ ngọt và chay. Cỗ mặn gồm các món truyền thống như bánh chưng, giò – chả, xôi gấc – xôi đậu xanh, thịt gà và những món mặn khác tùy vào mỗi gia đình. Phần cỗ ngọt và chay thì bao gồm hương hoa nến đèn là không thể thiếu, ngoài ra còn có bánh kẹo tết, các loại bia nước ngọt và các loại mứt tết.
Khi đặt mâm cúng thì người lớn nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, súc miệng rượu thơm bắt đầu hành lễ thực hiện bài văn khấn giao thừa 2017 trong nhà. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.