Mâm cỗ cúng Rằm Trung thu cần có những gì?

( PHUNUTODAY ) - Rằm tháng tám (hay còn gọi là Tết Trung thu) trong quan niệm của người Việt là ngày Tết đoàn viên, biểu tượng của sự sum họp, vui vầy.

Trung thu được coi là một trong những dịp lễ Tết quan trọng của nền văn hóa truyền thống Việt Nam, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tết trông trăng của người Việt còn mang ý nghĩa đoàn viên, có màu sắc, hồn cốt quê hương với những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân... và không thể thiếu mâm cỗ Trung thu đêm Rằm đủ loại thức quà thân thuộc, gần gũi, vừa để cúng tổ tiên, vừa để trẻ con phá cỗ đêm rằm.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

anhchinh_22-6-1045138

Cũng chính vì lẽ đó, từ xa xưa, người Việt rất coi trọng việc sắm lễ, trang trí mâm cỗ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì mâm cỗ Trung thu cũng đã được giản lược. Thế nhưng, một mâm cỗ cúng Rằm Trung thu hoàn chỉnh cũng không thể thiếu được những món đồ sau.

Đầu tiên là hương, hoa, đèn, nến, xôi, gà, gạo, muối... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuẩn bị bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi. Chuẩn bị thêm những đồ hàng mã, chiếc đèn ông sao... Sau khi mua đủ những món đồ đó, bạn trang trí ra mâm là bạn đã có đủ một mâm cỗ cúng Rằm Trung thu đầy ắp tình yêu thương.

cach_bay_mam_co_trung_thu_dep_4

Ngoài ra, để tỏ lòng tri ân sâu sắc tới người thân, người Việt cũng thường tặng bánh Trung Thu, bên cạnh đó tặng các loại quả như chuối, hồng... thể hiện lòng biết ơn, kính trọng.

Mỗi nhà có cách sửa soạn mâm cỗ khác nhau nhưng không thể thiếu nải chuối trứng cuốc chín vàng, trái hồng đỏ mang hy vọng, trái na mang ước nguyện sinh sôi, trái bưởi mang những điều tốt lành, trái lựu chứa ngọt ngào may mắn…

Món không thể thiếu khác trên mâm cỗ là các loại bánh nướng, bánh dẻo đi cùng với trà ướp sen hay bánh con lợn, con cá nho cho trẻ con. Để có một mâm cỗ Trung thu ý nghĩa, mâm quả phải đạt yêu cầu: có xanh có chín, như quan niệm của người xưa, màu xanh của hoa quả mang tính âm, trái chín mang tính dương. Mâm ngũ quả tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

tong-hop-nhung-mam-co-trung-thu-cuc-dep-0

Tết Trung thu là dành cho trẻ em, tuy nhiên, trên mâm cỗ Trung thu của người Hà Nội xưa (khoảng thế kỷ 17-18) ngoài những món ăn trẻ nhỏ thích để phá cỗ, người lớn cũng có 1-2 món mặn để vừa nhắm rượu vừa trông trăng.

Ba phẩm vật của Tết Trung thu đươc trẻ em ngày xưa chuộng nhất là bánh Trung thu, con giống bột (bánh chim cò) và đèn lồng phết giấy để rước cùng các đám múa sư tử. Con giống bột hay đất nung, một hình thức đồ chơi trẻ em rất thú vị của Tết Trung thu Việt Nam. Những con giống bằng bột ngây ngô tràn đầy hồn dân tộc này vẫn luôn hấp dẫn trẻ con, thậm chí cả người lớn, ngay cả ở thời nay khi mà đồ chơi hiện đại có mặt ở khắp nơi.

Các con giống được nặn thường có chủ đề gần gũi, thân thuộc với con người như trâu, ngựa, dê, chó... Khi trăng đã tỏ, thường là khoảng 20h, sau khi cúng Rằm xong, lũ trẻ bắt đầu phá cỗ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link