Mẹ bầu mang thai bị huyết áp thấp có sao không?

( PHUNUTODAY ) - Tong thời gian mang thai, việc các mẹ bầu cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Vậy các mẹ bầu có những lưu ý gì trong việc chăm sóc cơ thể mẹ và bé hay không? Và việc mẹ bầu mang thai khi bị huyết áp thấp có sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm hay không?

Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh phổ biến khi mang thai. Những mẹ bầu bị bệnh này thường có chỉ số huyết áp bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg.

Khi bị huyết áp thấp, mẹ bầu có thể khiến mẹ bầu đột nhiên ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt do máu và oxy truyền lên não không đủ. Về lâu dài điều này sẽ khiến cho thai nhi không nhận đủ lượng oxy và dinh dưỡng để phát triển.

Những nguyên nhân gây bệnh tụt huyết áp khi mang thai

Tụt huyết áp thường diễn ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Nguyên nhân là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng 50% so với trước khi mang thai nên dẫn đến tình trạng máu không truyền đủ lên não. Ngoài ra, các mẹ bầu bị huyết áp thấp cũng có thể do những nguyên nhân sau:

+ Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng là những dấu hiệu đặc trưng khi mẹ bị tụt huyết áp.

+ Khi mang thai, tuyến giáp hoạt động kém hơn khiến lượng hormone giáp bị thiếu hụt cũng gây ra chứng huyết áp thấp.

+ Do yếu tố tâm lý, căng thẳng, lo lắng và stress cũng dễ khiến mẹ bầu mắc phải căn bệnh này.

+ Những thai phụ kém ăn, gầy yếu, thiếu máu hay không bổ sung đủ vitamin B12 và axit folic sẽ có nguy cơ bị huyết áp thấp cao hơn người khác.

Những dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp mà mẹ bầu thường gặp phải:

+ Thở dốc: Nếu khi làm việc nặng hoặc leo cầu thang mà mẹ phải thở dốc thì mẹ hãy nghĩ tới khả năng mình bị huyết áp thấp nhé.

3.me-bau-mang-thai-huyet-ap-thap-co-sao-khong-2-phunutoday.vn

 

+ Chóng mặt, hoa mắt: Đây là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này, đặc biệt là khi mẹ bầu đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột. Mẹ sẽ cảm thấy mọi thứ như xoay tròn xung quanh mình.

+ Choáng váng, thậm chí là ngất xỉu: Biểu hiện này cho thấy tình trạng bệnh của mẹ đã nặng hơn và thường xuất hiện sau cảm giác chóng mặt, hoa mắt. Lúc này, tốt nhất là mẹ nên tìm một nơi nằm nghỉ để lượng máu được lưu thông nhanh hơn trong cơ thể.

+ Buồn nôn: Mẹ sẽ thấy lợm giọng và cảm giác buồn nôn xuất hiện hoặc có thể bị nôn khan. Khi đó, mẹ nên uống một ít nước chanh sẽ khắc phục được tình trạng này.

+ Đổ mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh: Tụt huyết áp khiến lượng máu và oxy cung cấp tới da không đủ nên mẹ bầu sẽ cảm thấy lạnh nhưng người thì vẫn vã mồ hôi và da thì trở lên xanh tái.

+ Da nhăn, khô, tóc rụng: Là những triệu chứng cho thấy mẹ thường xuyên bị huyết áp thấp, lượng máu không truyền đủ gây ảnh hưởng trực tiếp tới da và tóc.

+ Mệt mỏi: Khi bị tụt huyết áp, mẹ sẽ cảm thấy cơ thể như mất hết sức lực và chỉ muốn tìm một nơi để nghỉ. Đi cùng với đó là biểu hiện run rẩy chân tay do lượng máu cung cấp cho các chi không đủ khiến các cơ khó hoạt động hơn.

+ Mau quên: Huyết áp thấp trong thời gian dài sẽ dẫn tới chứng mau quên do não bộ không được bổ sung đủ máu.

+ Mắt nhìn mờ: Bỗng dưng mẹ cảm thấy mọi thứ xung quanh như nhòa đi. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu mẹ đang đi trên đường. Vậy nên, khi gặp tình trạng này, mẹ hãy dừng lại và tìm một chỗ nghỉ ngơi cho tới khi khỏe hơn nhé.

Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì?

Tuyệt đối không bỏ bữa, nhất là bữa sáng.

Thêm muối vào món ăn, ngay cả nước ép hoa quả, bởi muối giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Mỗi ngày, mẹ bầu cần nạp khoảng 10-15g muối.

Giảm bớt thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cơm, bánh mỳ.

Ăn ít lại những món bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, thực phẩm nhiều chất béo.

Tăng cường việc nạp rau quả, thịt nạc và cá trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Uống nước chanh pha đường và muối để giải khát, cung cấp vitamin C cho cơ thể, đồng thời bổ sung lượng khoáng bị thiếu hụt.

Trà đặc hay cà phê không tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ nếu dùng nhiều, nhất là với mẹ bầu bị huyết áp thấp.

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ, bổ sung thêm thực phẩm giàu protein, vitamin C, vitamin nhóm B.

Tránh xa bia, rượu, vì ngoài gây hại cho sức khỏe thai nhi, đồ uống có cồn còn góp phần làm thể mất nước, mất muối, mất cân bằng điện giải, làm tình trạng huyết áp thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn