Mẹ cần làm gì khi trẻ lơ là ăn uống

09:00, Thứ sáu 06/11/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bất cứ bà mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng khi con mình bắt đầu có xu hướng ăn ít, lười ăn và không thích thú với các bữa ăn mà mẹ đã dày công...

Bất cứ bà mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng khi con mình bắt đầu có xu hướng ăn ít, lười ăn và không thích thú với các bữa ăn mà mẹ đã dày công chuẩn bị, khiến bữa ăn trở thành thử thách cho cả mẹ và bé.  Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, để giờ ăn là giờ vui, trước tiên, mẹ cần hiểu đúng về chứng biếng ăn của trẻ để có cách “xử trí” thích hợp giúp mẹ an tâm 100%. 

Mối quan tâm lớn nhất của một người mẹ chính là sức khoẻ và sự phát triển của con. Đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng cho bé. Ngay cả Diva Hồng Nhung, mẹ của cặp sinh đôi 3 tuổi cũng chia sẻ: “Các con có đầy đủ dưỡng chất để phát triển mạnh khỏe và toàn diện là điều mà tất cả các bà mẹ đều mong muốn. Trên thực tế, nhiều bà mẹ phải dành rất nhiều thời gian cho con trẻ vì các bé không chịu ăn.” 

Tuy nhiên, phần lớn các bé trong giai đoạn gần 2 tuổi sẽ bắt đầu có tình trạng từ chối hợp tác trong ăn uống. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lứa tuổi từ 2 trở lên là giai đoạn bé đang học hỏi và khám phá thế giới, do đó trẻ sẽ dễ bị thu hút và phân tán sự tập trung trong bữa ăn bởi những điều thú vị xung quanh. Hậu quả là bé thường bỏ bữa, từ chối ăn hoặc kéo dài bữa ăn bằng mọi cách.

Phát biểu tại sự kiện ra mắt “Lactum – Trợ thủ đắc lực của mẹ” tại TP.HCM ngày 27/10 vừa qua do công ty Mead Johnson Nutrition Việt Nam tổ chức, GS.TS Nguyễn Gia Khánh, phó chủ tịch Hội Nhi khoa VN, đã cho biết tỉ lệ các bà mẹ đưa con đến khám tại các phòng khám vì biếng ăn, lười ăn chiếm 45,9-57,7%. 

Điều đó cho thấy hầu hết các bà mẹ hiện nay, khi gặp phải tình trạng này của con đều cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản. Hậu quả của áp lực tâm lý đó chính là những “sai lầm” mà các mẹ thường vô tình gặp phải như cố nhồi nhét cho con các món bổ dưỡng, lạ miệng, cho con xem hoạt hình, đi ăn rong và thậm chí là nhồi nhét mặc cho các bé la hét, giãy giụa và biến bữa ăn thành “cuộc chiến không hồi kết”. 

Tuy nhiên, cũng theo GS.TS Nguyễn Gia Khánh, những cách trên đều không được khuyến khích vì phản khoa học. Phát biểu tại sự kiện, ông cho rằng “Thực tế cho thấy, khi ăn uống trong tình trạng căng thẳng, dạ dày của trẻ không tiết ra đủ lượng dịch vị cần thiết, vì vậy trẻ không thể tiêu hóa hoặc hấp thu hoàn toàn thức ăn. Thêm vào đó, tâm lý này cũng làm tiêu hao một phần năng lượng của trẻ. Bởi lẽ khi trẻ sợ hãi và chống đối trong giờ ăn, trẻ sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn, kết hợp với việc trẻ không ăn được nhiều, càng làm trẻ phát triển chậm . Và vòng luẩn quẩn ép ăn - sợ ăn - ăn ít - còi - ép ăn cứ tiếp diễn mãi. Thậm chí, về lâu dài, trẻ sẽ bị “suy dinh dưỡng” về mặt tâm lý – luôn sợ hãi khi ăn và phản kháng với thức ăn, giờ ăn”.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ không nên “bi kịch hoá” vấn đề lên và tạo cho bản thân những gánh nặng tâm lý không đáng có. Mẹ hãy cung cấp cho bé một giải pháp dinh dưỡng cân đối, phù hợp theo tháp dinh dưỡng và một tinh thần thoải mái, linh hoạt, vui vẻ khi ăn để trẻ không bị suy dinh dưỡng cả về thể chất lẫn tâm lý. Khi ăn một cách chủ động, tự nguyện và vui vẻ, chắc chắn trẻ sẽ hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất cần thiết và phát triển tốt cả thể chất và tinh thần.

Mô tả ảnh.

 Bé đủ dinh dưỡng, mẹ an tâm 100% và khi đó, giờ ăn sẽ là giờ vui

Insert box

Công ty Mead Johnson Nutrition Việt Nam (MJN VN) vừa giới thiệu sản phẩm Lactum, chứa các dưỡng chất thiết yếu có trong các nhóm thực phẩm của tháp dinh dưỡng, mang đến một giải pháp dinh dưỡng khoa học được phát triển như một phần của chế độ dinh dưỡng cân bằng, giúp bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc bù đắp những thiếu hụt về dưỡng chất hàng ngày. Lactum có hương vị vanilla thơm ngon, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển cụ thể của trẻ. Chỉ cần cho con 3 ly Lactum cùng với 3 bữa ăn cân đối dưỡng chất mỗi ngày sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, mẹ an tâm 100%.

Mô tả ảnh.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link