Mẹ nên làm gì để con hình thành tư duy phản biện

20:00, Thứ năm 19/04/2018

( PHUNUTODAY ) - Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có khả năng tư duy phản biện tốt sẽ có khả năng giải quyết vấn đề tốt và học giỏi hơn những đứa trẻ khác. Vậy, mẹ nên làm gì để con trẻ hình thành thói quen phản biện khi còn nhỏ.

Những đứa trẻ thông minh, có trí nhớ tốt với chỉ số IQ cao và học giỏi chắc chắn sẽ có một tương lai rộng mở hơn so với những đứa trẻ khác. Trí thông minh của con trẻ cỏ thể một phần do gen di truyền từ bố mẹ, tuy nhiên chủ yếu phụ thuộc vào cách giáo dục của bố mẹ. Nếu các phụ huynh biết áp dụng những phương pháp giáo dục khoa học để kích thích tư duy, suy nghĩ của trẻ sẽ giúp bé phát triển thông minh hơn. 

Tư duy phản biện là một trong những thói quen mẹ nên luyện tập cho con khi con còn nhỏ. Nếu bé biết phản biện trước những vấn đề một cách logic, thì dần già, bé sẽ hình thành những suy nghĩ, đánh giá một cách logic và có khả năng giải quyết vấn đề nhanh hơn. Bên cạnh đó, tư duy phản biện được hình thành từ sớm giúp trí não phát triển và rèn luyện trí nhớ. Vậy, mẹ nên làm gì để hình thành và kích thích tư duy duy phản biện của con?

Hãy cho trẻ nhận thấy cách làm nào là tốt nhất

choi

Khi phải giải quyết vấn đề, trẻ cần học được cách suy nghĩ làm sao để có phương án tối ưu và hiệu quả. Bài học này sẽ giúp trẻ hiểu hơn về sự cải thiện. 

Hoạt động cha mẹ có thể làm cùng bé như khi tô màu, bạn hãy đề nghị bé vẽ thêm một màu khác. Sau đó, mẹ hãy hỏi lý do con chọn màu thứ hai

Đặt câu hỏi để bé tìm ra nguyên nhân của vấn đề

Khi không cho phép bé làm điều gì đó, mẹ hãy đưa ra lý do rõ ràng, khoa học. “Mẹ không muốn con ăn nhiều kẹo vì sẽ sâu răng”.

tre em

Thi thoảng, hãy hỏi lại con: “Tại sao mình không nên ăn nhiều kẹo con nhỉ?” hay  Hãy để bé hiểu nguyên nhân thực sự của vấn đề, chứ không phải chỉ làm bởi vì “mẹ bảo thế” hoặc vì “thế là tốt cho con”.

Hướng dẫn con cách tìm kiếm thông tin 

Kiến thức mênh mông, hãy hướng dẫn con bạn cách tìm được thông tin con muốn biết qua các nguồn khác như sách vở, người thân: “Vấn đề này có lẽ ông ngoại sẽ biết, con thử gọi điện hỏi ông xem” hay “Mẹ nhớ nhà mình có một cuốn sách về sinh vật, để mẹ xem nó có thông tin gì về việc ong làm ra mật thế nào không?

tre em 4

Tôn trọng những lý do của con

Nhiều người cho rằng lý do của trẻ nhỏ rất ngờ nghệch, nhưng thực tế chúng học cách suy nghĩ của bạn để đưa ra quyết định. Dù lý do ngờ nghệch, không liên quan, bạn cũng nên tôn trọng và hỏi trẻ thêm tại sao con nghĩ đây là nguyên nhân. 

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link