Chân cong vì đâu?
Đây là hậu quả của tư thế thai nhi trong tử cung, khi hai chân bắt chéo nhau. Hình dáng của đôi chân càng trở nên rõ rệt khi bé bắt đầu đứng và tập đi. Bởi bé chưa biết cách giữ thăng bằng thành thạo như người lớn, đầu gối sẽ cong để giúp giảm té ngã. Đều này càng khiến chân bé trông có vẻ cong hơn.
Trong các trường hợp hiếm gặp, thủ phạm tạo ra đôi chân cong là bệnh di truyền, bệnh Blount tác động đến ống quyển, hoặc do thiếu vitamin D.
Khi nào thì biết con bị vòng kiềng?
Mẹ thử đặt bé đứng thẳng, hai bàn chân sát vào nhau sao cho hai mắt cá mặt trong chân tiếp giáp với nhau. Nếu chân bị cong, hai đầu gối không sát vào nhau được.
Nguyên nhân của hiện tượng chân vòng kiềng
- Đa số các bé bị chân vòng kiềng là do thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng, bệnh lý về xương... Một số dị tật ở bàn chân cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự lệch trục của khớp gối.
- Bé tập đứng, tập đi quá sớm.
- Bé bị béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân.
- Nhiều quan niện dân gian cho rằng cắp nách bé sớm, cho bé đeo bỉm sữa từ nhỏ cũng gây chân vòng kiềng.
Phương pháp giúp chân bé đi thẳng trở lại
1. Nắn chân cho trẻ:
Từ 6 tháng đến 1 tuổi, các mẹ nên thường xuyên nắn tay chân cho trẻ hằng ngày. Khi nắn chân cho trẻ, bạn nên nắn một cách nhẹ nhàng, đều cả hai chân giúp lưu thông máu và thúc đẩy sự phát triển của cơ xương. Khi nắn chân trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, thích thú, luôn duỗi thẳng chân ra.
Bạn nắn hướng vào bên trong, từ trên đùi xuống mắt cá chân. Bạn massage theo hướng khớp đầu gối bị dị dạng: hai tay đặt hai bên chân bé, dùng ngón cái ấn vào phần nhô ra trên đầu gối. Sau đó, hai tay dùng lực ấn vào phần gân bắp thịt trên chân, giúp hai bên dây chằng giãn ra, vị trí khớp lệch cũng dần lỏng ra và trở về bình thường. Mỗi ngày massage từ 3 - 5 lần. Nếu trẻ được nắn chân đều đặn, đến trên 1 tuổi sẽ tránh được hiện tượng chân vòng kiềng.
Bạn nên thường xuyên nắn cho trẻ duỗi chân thẳng ra. (Ảnh minh họa: babycentre)
2. Tập đi thẳng:
Lúc này, mẹ sẽ cho bé đi ngược về phía sau, chú ý hướng đi phải thẳng, gót chân chạm đất, bước không xiên vẹo. Mỗi lần đi 8 bước.
3. Rèn luyện phần bắp thịt trong chân:
Tách hai chân bé rộng bằng vai và hơi khum vào bên trong. Sau đó, mẹ cho bé đứng lên ngồi xuống khoảng 20 cái. Một ngày tập từ 2-4 lần. Chú ý không cho bé ngồi hẳn xuống.
4. Tắm nắng cho trẻ phòng hiện tượng chân vòng kiềng:
Việc tắm nắng cho trẻ là rất tốt, giúp trẻ hấp thu được hàm lượng vitamin D lớn, hạn chế còi xương. Hàng ngày, cho trẻ tắm nắng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hạn chế tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ.
5. Bổ sung canxi và vitamin D:
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Trẻ thiếu canxi dễ bị còi xương, loãng xương hoặc bị biến dạng xương. Còn vitamin D sẽ giúp cho cơ thể của trẻ hấp thu canxi. Nếu thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu canxi và phốt pho, khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại.