Mì ăn liền cung cấp chất bột đường chủ yếu cho bữa ăn

10:00, Thứ tư 14/12/2022

( PHUNUTODAY ) - Theo PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, mì ăn liền không phải là một thực phẩm xấu, điều quan trọng là người dùng biết lựa chọn và sử dụng thế nào cho phù hợp nhu cầu dinh dưỡng cũng như thực hiện đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày.

Mỗi năm trên thế giới có hơn 100 tỷ gói mì ăn liền được tiêu thụ (theo số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới WINA). Giờ đây, mì ăn liền là món ăn được công nhận trên toàn thế giới về độ phổ biến cũng như độ tiện dụng.

Có một câu hỏi chúng ta thường xuyên gặp: “Những lúc muốn có một bữa ăn nhanh gọn, em thường chọn mì ăn liền để giải quyết cơn đói. Nhưng một số người bảo em rằng chỉ ăn mì ăn liền là không tốt cho sức khỏe. Điều này có đúng không?”.

Mì được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn

Mì được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn

Về giá trị dinh dưỡng, không có loại thực phẩm riêng biệt nào có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, chúng ta không thể đòi hỏi một bữa ăn nhanh, tiện dụng… có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất mà thay vào đó người tiêu dùng biết cân đối lượng dinh dưỡng phù hợp, bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm cho sức khỏe bản thân.

Theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, cùng nhóm với gạo/cơm/cháo, bún, bánh phở, bánh mì,… được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn. Ngoài cung cấp chất bột đường và năng lượng cho cơ thể, mì ăn liền còn chứa một lượng chất đạm và chất béo nhất định.

Tên thực phẩm

Mì ăn liền

Gạo tẻ

Bánh mì

Bún

Phở

Trứng gà

Ba rọi

Trọng lượng (g)

75 (1 gói)

100

(1 bát cơm)

100

100

100

100

100

Đạm (g)

6,9

 

7,9

1,7

3,2

12,96

16,5

Bột đường (g)

51,4

76

52,8

26,2

32,1

1,25

 

Béo (g)

13

 

0,8

   

10,33

21,5

Năng lượng (Kcal)

350

346

250

112

141

150

260

Hàm lượng dinh dưỡng của mì ăn liền và một số thực phẩm thông dụng khác

(Nguồn: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, xuất bản năm 2017)

Một gói mì ăn liền thông dụng (75g) chứa 40 – 50g chất bột đường, 10-13g chất béo, không ít hơn 6,9g đạm và có thể cung cấp cho cơ thể 300 – 350Kcal (đáp ứng được 15 – 17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành). Tùy vào độ tuổi, giới tính, công việc và tình trạng sinh lý nên mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, để đạt được sự cân bằng trong dinh dưỡng chúng ta cần kết hợp nhiều nhóm chất dinh dưỡng và loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đâu là giải pháp cho bài toán cân bằng dinh dưỡng và có được bữa ăn ngon, tốt cho sức khỏe với mì ăn liền? Trả lời cho câu hỏi này, PGS.TS Lê Bạch Mai khuyên người tiêu dùng nên chú ý tới công thức 4-5-1 khi sử dụng mì ăn liền:

Thứ nhất: Thêm rau xanh để có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất): kết hợp mì gói với các loại rau củ như giá đỗ, cải cúc, xà lách, cải bó xôi, bắp cải tím, măng tây, súp lơ,… Bên cạnh cung cấp các vitamin và khoáng chất, chất xơ trong rau củ làm tinh bột được hấp thụ chậm hơn, giúp tránh táo bón bằng cách tăng lượng phân đào thải, không gây nóng trong người. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (Bộ Y tế phê duyệt năm 2016), mỗi 1.000Kcal ăn vào cần 14g chất xơ.

Thứ hai: chế biến mì gói cùng với thực phẩm giàu đạm để có đủ ít nhất 5 nhóm thực phẩm trong “1 bữa ăn mì ăn liền”. Bổ sung vào bát mì khoảng 2 – 3 miếng thịt gà, 1 quả trứng hoặc 2 – 3 con tôm để bữa ăn từ mì gói bổ sung đầy đủ về năng lượng đến từ chất đạm, đặc biệt là cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.

Chuyên gia giới thiệu nguyên tắc 4-5-1 khi dùng mì ăn liền

Chuyên gia giới thiệu nguyên tắc 4-5-1 khi dùng mì ăn liền

Với trường hợp, chúng ta cần ăn nhanh, ăn liền một gói mì thì chúng ta có thể bổ sung các loại dưỡng chất khác vào các bữa ăn sau để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý trong ngày.

Thứ ba: chọn mua những sản phẩm từ các công ty uy tín trên thị trường để đảm bảo gói mì ăn liền được sản xuất theo quy trình hiện đại, kiểm soát tốt chất lượng dầu chiên, hạn chế trans fat, các nguyên vật liệu được kiểm tra chất lượng và được cơ quan quản lý cấp phép để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng trong “1 bữa ăn với mì ăn liền”.

Hiện nay, một số sản phẩm mì gói đã được nhà sản xuất bổ sung rau củ, thịt, các loại vitamin, khoáng chất,… nhằm tạo nên “bữa ăn mì gói” đa dạng hơn về thực phẩm, cân đối hơn về giá trị dinh dưỡng, giúp người tiêu dùng thay đổi khẩu vị của mình, sử dụng phù hợp với công việc, sở thích, điều kiện kinh tế góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: M
Từ khóa:
Tin nên đọc