"Miệng" của người mẹ chính là phong thủy của cuộc đời con, phản ánh sự tu dưỡng cả đời

( PHUNUTODAY ) - Những lời nói của bố mẹ từ khi trẻ chưa hiểu chuyện sẽ ảnh hưởng trực điếp đến con cái, bố mẹ nói như thế nào con nghe như vậy, hằn sâu trong đầu và theo trẻ suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời.

Vì vậy, các bậc cha mẹ khi sinh ra một đứa trẻ, ngay khi chúng con trong bụng mẹ cũng nên học cách 'mở miệng' nói những lời đúng đạo lý tốt đẹp để con lớn có được những phẩm chất tốt. 

Cách nói chuyện của bố mẹ quyết định thế giới quan của con

Khi trẻ con nhỏ chưa hiểu chuyện, đôi khi lời nói của bố mẹ như thế nào, con  nghe như vậy. Thái độ và lời nói của người lớn mang theo sự đả kích, áp chế, dần dần cảm giác bi quan, hoài nghi "ngấm" trong tư duy trẻ, khiến chúng khó có thể thành công trong cuộc đời.

Lời nói từ bố mẹ chất chứa sự thù hận, con cái nghe được, dễ khiến chúng tin rằng cuộc sống xung quanh chẳng tốt đẹp gì, toàn những kẻ lọc lừa, không đáng tin. Lời nói từ bố mẹ vốn dĩ đầy sự bao dung, con cái trực tiếp cảm nhận được, lớn lên biết yêu thương, đối xử hoà thuận với mọi người xung quanh.

Con trẻ nhận được sự khích lệ, động viên của bố mẹ, khi trưởng thành sẽ là những đứa trẻ hạnh phúc, biết tới biết lùi, biết trao gửi niềm tin và điều chỉnh lời nói. Nếu con trẻ thường xuyên nhận những lời mỉa mai, trách cứ thì cuộc sống của sẽ dần chỉ cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi và tự ti.

Cách nói chuyện của bố mẹ quyết định thế giới quan của con. (Ảnh minh họa)

Cách nói chuyện của bố mẹ quyết định thế giới quan của con. (Ảnh minh họa)

Những lời thốt ra từ bố mẹ phản ánh sự tu dưỡng cả đời

Nhà giáo dục Liên Xô Suhomlinsky từng nói: “Mỗi khoảnh khắc, khi bạn nhìn thấy con bạn, bạn cũng là đang nhìn thấy chính mình. Khi bạn giáo dục con cái, bạn cũng đang giáo dục chính mình và kiểm tra nhân cách của chính mình”.

Có thể bố mẹ không để ý nhưng giáo dục con cái cũng chính là tấm gương phản chiếu tính cách thật của bố mẹ. Nên nhớ, lời ăn tiếng nói của bố mẹ thốt ra như thế nào thì mai sau con trẻ sẽ thể hiện trí huệ và cốt cách làm người như thế đó.

Tất nhiên, bố mẹ cũng chỉ là những người lần đầu làm bố mẹ, không phải từ khi sinh ra đã làm bố mẹ. Vì thế, cả bố mẹ và cả con cái đều cùng nhau học hỏi, rút kinh nghiệm để trở thành những phiên bản tốt hơn. Cả hai nên dành nhiều thời gian để chia sẻ, tìm hiểu tính cách lẫn nhau, như vậy, bố mẹ và con cái mới thấu hiểu được nhau.

Cổ nhân dạy “Có tiền không đến 3 nơi, hết tiền không gần 2 người”: Đều là những chốn thân quen, không đề phòng thì núi bạc cũng cạn

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link