1. Những tác dụng tuyệt vời của kỷ tử đối với sức khỏe
- Giải độc gan: Kỷ tử được cho là có tác dụng bảo vệ gan và được sử dụng cùng với các loại thảo mộc truyền thống như cam thảo, nấm linh chi, gynostemna và pentaphylla trong nhiều loại thuốc làm sạch gan.
- Ổn định lượng đường trong máu: Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì tiêu thụ kỷ tử sẽ giúp kiểm soát việc giải phóng đường vào máu và ngăn ngừa sự tăng – giảm bất thường lượng đường trong máu hiệu quả.
- Bảo vệ sức khỏe mắt: Kỷ tử được biết đến là một trong những loại dược liệu tự nhiên giúp điều trị cho thoái hóa điểm vàng và có lợi cho tầm nhìn vì chứa hàm lượng chất chống oxy hóa zeaxanthin cao, đồng thời, giúp tăng cường sức khỏe mắt bằng cách bảo vệ võng mạc khỏi các tế bào hạch và hỗ trợ điều trị cho bệnh tăng nhãn áp.
- Thúc đẩy làn da khỏe mạnh: Theo nghiên cứu, uống nước ép kỷ tử sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, từ đó giúp tăng cường sức khỏe cho làn da.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Quả kỷ tử có khả năng cung cấp nồng độ vitamin C và vitamin A cao - hai chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để xây dựng khả năng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm lạnh hiệu quả.
2. Một số món ăn - bài thuốc với kỷ tử
- Chim câu non hấp kỷ tử: Món ăn giúp bồi bổ cho người ốm lâu ngày, cơ thể hư nhược, khí đoản, thị lực kém, hoa mắt nhức đầu, lưng đau gối mỏi, đái tháo đường.
Cách làm: Bạn hãy cho 3 con chim bồ câu non đem hấp cùng 30g kỷ tử trong 60 phút là có thể dùng được.
- Kỷ tử, mạch đông, lạc nhân, thịt nạc: Món ăn tốt cho người bị viêm gan mạn tính, biến chứng xơ gan thời kỳ đầu...
Cách làm: Đập trứng vào bát, đánh tan, hấp cách thủy cho chín. Thịt nạc xào chín, sau đó cho trứng, kỷ tử, mạch môn đông vào, đảo đều, đổ lên đĩa, rắc lạc rang giòn lên là được. Làm thức ăn, ăn cơm ngày 2 lần.
- Kỷ tử ninh xương: Món này rất phù hợp cho những người bị thiếu máu tái sinh khó khăn thuộc diện can thận âm hư, chóng mặt ù tai, thường sốt nóng vào lúc quá trưa, chân tay phát nhiệt, di tinh, đổ mồ hôi trộm, xuất huyết.
Cách làm: Kỷ tử 15g, xương lợn 250g, đại táo 20 quả. Cho cả vào nồi cho nước vào ninh nhừ, gia vị vừa đủ, cách 1 ngày uống 1 thang, có thể uống lâu dài.
- Kỷ tử rang thịt cùng với măng tươi: Món ăn này dùng để hỗ trợ điều trị các chứng suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, thận hư, thị lực kém nhìn vật bị nhoè...
Cách làm: Kỷ tử 100g, thịt nạc 500g, măng tươi 100g. Thái thịt nạc và măng tươi xé nhỏ, đảo đều trong chảo có tráng mỡ, cho thêm chút rượu, gia vị vừa đủ. Cho kỷ tử vào sau, đảo thêm một lát nữa cho chín là có thể thưởng thức.
- Kỷ tử hấp trứng gà: Món ăn này có tác dụng cho người huyết hư, nhức đầu, chóng mặt, tim đập hoảng hốt, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đái tháo đường, đau lưng mỏi gối..
Cách làm: Câu kỷ tử 25g, trứng gà tươi 2 quả. Kỷ tử ngâm nước sôi cho nở. Đổ trứng vào khay hấp trong nước sôi to lửa khoảng 10 phút. Cho kỷ tử lên trên hấp thêm 5 phút.