Canh bí đỏ nấu thịt lợn
Tác dụng:
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bồi bổ tì thận, thích hợp với người suy nhược cơ thể hoặc ăn uống kém.
Phòng chống bệnh của tạng tì và tạng thận.
Các món ăn từ rau bina
Tác dụng
Giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho.
Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng sức đề kháng.
Chất carotene trong rau bina có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, bảo vệ thị lực và sức khỏe các tế bào trên da, tăng cường khả năng phòng các bệnh truyền nhiễm.
Các món ăn từ súp lơ xanh
Tác dụng:
Giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Chứa vitamin A, vitamin C và glutathione giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Các món ăn từ bắp cải
Tác dụng:
Giàu chất glutathione (có chức năng tăng cường miễn dịch).
Giàu dinh dưỡng với nhiều chất chống oxy hóa.
Nhiều vitamin thực vật, một loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Các món ăn từ nấm hương
Tác dụng:
Thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein và chất béo cao.
Nấm chứa một lượng lớn ergosterol và fungisterol có thể chuyển hóa thành vitamin D.
Có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng với bệnh, phòng ngừa và điều trị bệnh cúm.
Cháo cá diếc
Công dụng:
Bổ tì, ích khí, trừ phong thấp, đau nhức.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thịt kho dứa
Dứa được biết là loại quả có hàm lượng vitamin C dồi dào, không những thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa mà còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: tiểu đường, tim mạch,… nữa đó.
Món ăn sẽ tạo nên cảm giác mới lạ và vô cùng độc đáo bởi thịt heo vừa đậm đà thấm vị mà không hề béo gây cảm giác ngấy hòa cùng vị chua chua ngọt ngọt của dứa tươi.
Bạn có thể dùng kèm với cơm nóng, dưa leo và rau sống.
Gừng tươi
Vì virus Corona mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, ăn gừng tươi thường xuyên là biện pháp giúp bạn giảm bớt các triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm bệnh. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng gừng cần được ăn hoặc uống tươi để đảm bảo hoạt động chống virus tốt nhất. Bên cạnh đó, thực phẩm dễ tìm trong gian bếp là tỏi không chỉ tiêu diệt virus mà còn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật khác.
Bổ sung các loại Vitamin thiết yếu
Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Để tăng cường sức đề kháng người dân cần bổ sung đủ vitamin D, A và C. Theo đó, bổ sung vitamin A bằng cách uống vitamin A theo định kỳ, hoặc ăn thêm cà rốt, bí đỏ, cà rốt. Đối với vitamin C có nhiều trong rau, củ, quả, đặc biệt là những loại quả như ổi, cam, kiwi,.. Bổ sung vitamin D từ việc phơi nắng hoặc từ thuốc theo yêu cầu. Ngoài ra, hiện nay người dân nên có chế độ ăn, ngủ sao cho hợp lý, bổ sung đầy đủ nước”.
TS BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cũng khuyến cáo để tăng sức đề kháng, mọi người cần ăn đa dạng thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C. TS BS Hưng nhấn mạnh: “Vitamin A là một loại vitamin tan trong dầu, chúng có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Đặc biệt là trẻ em, vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, nên chú ý đến các thực phẩm giàu vitamin A, nhất là giai đoạn dịch này”.
Tỏi, hành và hẹ
Tỏi không chỉ là gia vị mà còn là kháng sinh tự nhiên, chống lại rất nhiều bệnh như cảm cúm và viêm đường hô hấp; chữa tăng huyết áp, mỡ máu, giảm đường huyết, phòng chống ung thư...
Tỏi có chứa nhiều iod và tinh dầu (giàu glucogen và chất kháng sinh allicin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm). Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, …. và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Cách tốt nhất là ăn tỏi tươi. Nên ăn 3-5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày hoặc chế biến thành dấm tỏi, rượu tỏi...
Hành và hẹ đã được chứng minh là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm bằng cách tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể người. Tương tự, hành tây có đặc tính làm tăng số lượng bạch cầu, rất cần thiết trong việc chống lại mầm bệnh. Nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm tăng sức đề kháng.