1. Kiểu bắt hai tay
Nếu đối tác dùng cả hai tay, bàn tay thứ hai đặt ở lưng bàn tay bạn. Điều này thể hiện ý chí chấp nhận sự quyết định của bạn, nhưng vẫn phần nào muốn thương hảo. Họ thường có ý niệm: “Tôi muốn nói chuyện với anh một chút”, họ trung thực và cở mởi, không giữ tâm cơ ám hại ai bao giờ.
Ngược lại, nếu bàn tay thứ hai của họ đặt trên bàn tay bạn, hãy xem lại bản thân. Vì bạn đang làm họ thiếu tin tưởng.
2. Kiểu bắt tay thống trị
Nếu đối tác bắt tay như một đô vật - lật tay họ lên trên tay bạn - điều đó cho thấy họ muốn thống trị, có ý lấn át và muốn kiểm soát người khác. Thông qua cách bắt tay này, họ muốn nói: “Tôi là ông chủ, tôi không quan tâm anh nghĩ gì về tôi. Bởi tất cả đều do tôi quyết định”.
3. Kiểu bắt tay phục tùng
Nếu đối tác sử dụng kiểu bắt tay này, lòng bàn tay sẽ hướng lên trên. Điều đó cho thấy họ là người nhút nhát, không tự tin và dễ bị chi phối. Với người này, nếu ngón cái của họ vô thức đặt lên trên, đồng nghĩa bạn có thể thu được thỏa thuận mong muốn nếu hợp tác với họ.
4. Kiểu bắt tay cá chết
Một cái bắt tay lạnh nhạt, hờ hững, trơn tuột như cá chết cho thấy sự nhu nhược, thờ ơ, yếu đuối, và không sẵn sàng đặt tâm trí vào việc hợp tác với bạn.
8 điều tối kỵ không nên làm khi bắt tay
1. Không nên giơ tay trái ra bắt, vì sẽ thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối phương, nhất là với người Ấn Độ.
2. Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp bắt tay chéo, tạo ra hình thành chữ thập, thể hiện điều xui xẻo.
3. Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen.
4. Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
5. Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, im lặng hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai.
6. Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ.
7. Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
8. Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương. Nếu có bệnh lý cơ thể, nên giải thích và kèm theo lời xin lỗi chân thành.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!