Muốn nhìn rõ bản chất của một con người chỉ cần quan sát 3 điểm sau là đủ

( PHUNUTODAY ) - Làm thế nào để nhìn rõ bản chất một người, hãy quan sát 3 điểm dưới đây.

Mạnh Hán Khanh (một nhà văn thời Nguyên của Trung Quốc) từng nói: “Vẽ hổ vẽ da khó vẽ xương, biết người biết mặt không biết lòng”. Lòng người là thứ khó đoán nhất trên đời.

Vì khó có thể phân biệt được thật giả, tốt xấu nên có người phải chịu thiệt thòi rất nhiều, tấm chân tình đặt vào nhầm chỗ, cũng suýt chút nữa hủy hoại cả cuộc đời. Vì thế người đời đều mong rằng mình có một đôi mắt tinh tường, có thể nhìn thấu lòng người, có thể phân biệt được thật giả.

Nhưng thực ra, để nhìn rõ bản chất của một người không khó, muốn nhìn rõ nhân phẩm của một người, chỉ cần quan sát 3 điểm sau là đủ.

11

Thái độ đối xử với cha mẹ

Tục ngữ có câu: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Cha mẹ là người ban cho chúng ta sinh mệnh, nuôi nấng chúng ta thành người, là người thân nhất của chúng ta. Khi ứng xử với cha mẹ, chúng ta chẳng phải lo lắng gì, không cần ngụy trang, có thể thoải mái thể hiện bản tính chân thật nhất của mình. Vì thế, thái độ đối xử với cha mẹ sẽ ẩn chứa tính cách chân thực nhất của một người.

Để phán đoán một người liệu có gia giáo hay không, hãy xem cách họ đối xử với cha mẹ họ. Nếu như không tôn trọng, không biết ơn với chính cha mẹ của mình, cho dù người đó có cung kính bạn đến mấy thì cũng không thể coi là thật được. Một người như vậy lấy lòng bạn, hoặc là muốn vòi tiền trong túi bạn, hoặc là muốn mượn quyền lực trong tay bạn, hoặc là vì thèm khát nhan sắc của bạn. Một khi bạn đã không còn giá trị lợi dụng thì anh ta sẽ lập tức bỏ rơi bạn. Phải biết rằng, những kẻ đối xử tệ với cha mẹ, phẩm chất họ cũng chẳng tốt đẹp gì.

Thái độ đối với lợi ích

Có người nói, lợi ích chính là tấm kính chiếu yêu của nhân tính, là phép thử nhân tính tốt nhất. Quả thực là vậy. Muốn biết một người có nên kết giao thân thiết hay không thì hãy nhìn từ khía cạnh lợi ích là sẽ biết ngay.

Mẹ tôi từng rất thân thiết với một cô, cô ấy rất giỏi ăn nói, tôi cũng rất thích cô ấy. Nhưng sau này họ gần như chẳng còn qua lại gì với nhau. Tôi hỏi mẹ, cô đó tốt tính như thế, sao lại không thấy qua lại gì nữa? Mẹ tôi nói, bà và cô ấy đã cùng góp tiền mua hoa quả vài lần, khi mang về chia, cô ấy đều chọn hết phần ngon cho mình trước, còn những thứ kém hơn thì để lại cho mẹ tôi. Cô ấy tưởng rằng mẹ tôi không phát giác ra, nhưng những người tinh mắt đều có thể nhận ra ngay. Sau này, mẹ tôi còn phát hiện ra rằng chỉ cần là cô ấy và người khác có tương giao về lợi ích, cô ấy sẽ nghĩ đủ mọi cách để bản thân được lợi. Không thể không thừa nhận, lợi ích quả là một tấm gương chiếu yêu, rất nhiều người đều hiện nguyên hình khi đứng trước nó.

Những người có tầm nhìn rộng sẽ không tham lam những món lợi nhỏ nhặt. Những người có phẩm chất đôn hậu sẽ không vì lợi ích mà tính toán, mưu mẹo, gài bẫy với người khác.

Shakespeare từng nói: "Tiền là một cây đũa thần vĩ đại, có thể biến một người thay đổi hoàn toàn". Đúng thế, đứng trước lợi ích, chúng ta có thể nhìn rõ thật giả trắng đen của một người, có thể nhận biết được nhân cách của họ cao hay thấp. Vì thế, nếu muốn nhìn rõ phẩm chất của một người, hãy quan sát thái độ và cách làm của họ đối với lợi ích. Độ lượng không tham lam, làm người nhất định phải có giới hạn. Nhỏ nhen, quá ích kỷ, làm việc chắc chắn không hề có nguyên tắc.

9

Thái độ đối với kẻ yếu

J.K.Rowling từng nói: "Phẩm chất thực sự của một người, đừng nhìn họ đối xử như thế nào với người có thân phận cao hơn mình, hãy nhìn cách họ đối xử với những người có thân phận thấp hơn mình". Quả thực là vậy. Thái độ của một người đối với kẻ yếu hơn mình, luôn là sự phản ánh chân thực nhất của anh ta đối với thế giới này. Muốn nhìn rõ phẩm chất của một người cao hay thấp, hãy nhìn cách họ đối xử với những người cấp thấp hơn mình thì sẽ biết ngay.

Em họ tôi vì theo đuổi sự nghiệp học hành mà nay đã 30 tuổi rồi vẫn luôn độc thân. Hồi năm ngoái, em họ tôi có quen một người bạn trai, nó nói anh ta yêu nó từ cái nhìn đầu tiên, vô cùng dịu dàng, chu đáo, hơn nữa còn bao dung cho tính tình bướng bỉnh của nó, điều kiện gia đình cũng khá. Cả nhà biết vậy cũng đều rất vui mừng, nghĩ rằng cuối cùng cũng đã gặp được người tốt.

Nhưng dạo trước trong một lần gặp mặt, tôi mới biết hai đứa đã chia tay. Hỏi nguyên nhân, nó nói: “Vì em đã thấy được bộ mặt chân thực nhất của anh ta”. Khi lái xe trên đường, nếu như có người già chân tay bất tiện qua đường chắn đường đi thì anh ta sẽ kéo kính cửa sổ xe xuống rồi mắng họ vài câu. Nếu như có xe rẻ tiền hơn lái trước xe anh ta thì anh ta sẽ lái vượt lên, còn nói một câu: “Đồ nhà nghèo”.

Mấy lần đi ăn bên ngoài, lúc nào anh ta cũng hoạnh họe, quát tháo nhân viên phục vụ, cực kỳ bất lịch sự. Có một lần đi ăn, vì phục vụ không may làm đổ trà lên người anh ta, mặc kệ họ đã xin lỗi anh ta ba lần, anh ta vẫn không buông tha, cứ nhất định phải gọi quản lý ra để đòi giảm giá hoặc miễn phí. Em họ nói trải qua những điều này, nó đã nhìn rõ nhân phẩm của một người, quả quyết đưa ra lời chia tay. Mọi người đều thấy quyết định này của nó là đúng đắn.

Vì trong thái độ đối với kẻ yếu đã bộc lộ nhân phẩm thực sự của anh ta. Khi một người đứng trước một kẻ yếu hơn mình, kẻ yếu thường ở trong vị trí thấp hơn anh ta, không tạo ra bất kỳ đe dọa nào đối với anh ta. Vì thế, lúc này, thái độ của người đó như thế nào hoàn toàn được quyết định bởi nhân phẩm của anh ta.

Tôi từng đọc được câu chuyện của nhà sưu tầm Lawrence như thế này: Trong một buổi triển lãm tranh, Lawrence đang bận tối mắt tối mũi, nhưng tranh lại không bán được nhiều. Mãi mới bán được một bức, khi nhân viên tháo bức tranh xuống đã không may làm vỡ khung tranh, bức tranh cũng bị xé rách.

Mọi người đều đang chờ xem Lawrence sẽ xử lý như thế nào, ông sẽ nổi nóng như thế nào thì bất ngờ Lawrence tuy nhìn bề ngoài vô cùng đau khổ nhưng không hề trách mắng người nhân viên kia. Sau khi kết thúc buổi triển lãm, có người tò mò hỏi ông, ông nói: “Cậu ấy là người khuyết tật, rất chịu khó, thường chủ động tìm việc để làm”.

Sùng bái, tôn kính những người mạnh hơn mình là bản năng. Nhưng cảm thông và tôn trọng kẻ yếu hơn mình mới là phẩm hạnh đáng quý. Không sỉ nhục người yếu hơn mình, không coi mình cao quý mà làm tổn thương người khác, như vậy mới là người đáng để kết giao.

Ralph Waldo Emerson từng nói: "Phẩm hạnh là một năng lượng bên trong, sự tồn tại của nó có thể trực tiếp phát huy tác dụng chứ không cần phải sử dụng bất cứ thủ đoạn nào".

Nhân phẩm, là chỗ dựa lớn nhất của một người, là vốn quý báu nhất. Một người phẩm chất ngay thẳng, đứng đắn mới có thể được mọi người tôn trọng, mới được thượng đế yêu thương. Cuộc đời đến cuối cùng vẫn chỉ là so bì nhân phẩm. Nhân phẩm tốt chính là giấy thông hành tốt nhất trên thế giới. Quãng đời còn lại, mong chúng ta đều có phẩm hạnh tốt đẹp, gặp được con người dễ thương.

Theo:  xevathethao.vn copy link