Năm Giáp Thìn 2024, bắt đầu cúng Giao thừa giờ nào là tốt nhất, để cả năm có lộc?

( PHUNUTODAY ) - Đêm 30 Tết, các gia đình không thể bỏ qua nghi thức cúng Giao thừa. Vậy cúng Giao thừa như thế nào là chuẩn nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cúng Giao thừa trước 12 giờ được không?

Theo văn hóa truyền thống, lễ cúng giao thừa không nhất thiết phải diễn ra vào đúng lúc 0h. Từ 11 giờ đêm 30 tháng Chạp đến 1 giờ sáng mùng 1 Tết, gia chủ có thể làm lễ cúng Giao thừa vào khoảng thời gian này. Người xưa quan niệm, trước 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết, các vị thần hành khiển trông coi hạ giới của năm cũ sẽ bàn giao công việc cho các vị thần hành khiển của năm mới. Gia chủ không nên cúng quá sớm hay quá muộn để đón được thần hành khiển đúng lúc.

cung-giao-thua-01

Năm Giáp Thìn 2024, bắt đầu cúng Giao thừa giờ nào là tốt nhất?

Cúng giao thừa là một nghi lễ không thể thiếu trong đêm 30 Tết. Lễ cúng này mang ý nghĩa loại bỏ hết điều xấu của năm cũ, đón những điều tốt đẹp của năm mới.

Theo các chuyên gia phong thủy, năm Giáp Thìn 2024, gia chủ có thể tiến hành cúng Giao thừa từ giờ Tý (tức 11 giờ đêm) ngày 30 tháng Chạp đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết hoặc làm lễ vào giờ chính Tý (tức 0h đêm) và kết thúc trước 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.

Đây chính là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Cúng giao thừa vào thời điểm này mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Cúng Giao thừa đúng giờ chính Tý, gia chủ được các vị thần chứng giám lòng thành, ban nhiều may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, nếu không thể sắp xếp thời gian cúng vào thời điểm này, gia chủ hoàn toàn có thể cúng sớm hơn.

Tùy vào phong tục địa phương, điều kiện gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị vật phẩm cúng Giao thừa cho phù hợp.

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời thường có mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn/nến, trầu cau, muối, gạo, trà, rượu, quần áo mũ thần linh, gà trống luộc, xôi, bánh trưng...

Mâm lễ cúng trong nhà là lễ cúng Thổ công, vị thần cai quản trong nhà. Mâm cỗ này có thể chuẩn bị tương tự như lễ cúng Giao thừa ngoài trời nhưng sẽ bỏ mũ chuồn.

Mâm cúng trong nhà thường được chuẩn bị đầy đủ hơn, thông thường có hương, hoa, đèn/nến, bánh kẹo, rượu bia, mứt Tết, mâm ngũ quả, tiền vàng, cặp bánh chưng, gà trống, xôi gấc, canh măng... Tùy điều kiện gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị các món cho phù hợp.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link