4 cách nói chuyện không làm tổn thương người khác

06:39, Thứ ba 18/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Nói chuyện quá thẳng và quá cứng nhắc dễ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, bởi vì ai cũng có vùng tự bảo vệ. Nhưng đôi khi chúng ta sẽ bị đối phương phản kháng, thậm chí chán ghét, xa lánh. Vậy làm thế nào để thay đổi cách nói chuyện này?

1. Nói chuyện chậm một chút

Một số người thường có thói quen nói chuyện thao thao bất tuyệt, nói nhanh và thẳng đến mức người nghe cảm thấy chán ghét. Kỳ thực, khi chúng ta nói chuyện nên nói chậm một chút.

Như thế chúng ta sẽ kiểm soát được lời nói của mình, dễ dàng biết được bản thân mình đang nói gì, đồng thời cảm nhận được thái độ tiếp thu của người nghe.

Chính điều này giúp chúng ta có thể điều chỉnh được nội dung, chủ đề và âm thanh của lời nói, làm cho người nghe không bị rơi vào cảnh khó xử, bất tiện, thậm chí là hổ thẹn.

Nói chuyện một cách chậm giãi, hạn chế ngữ khí phê bình, khi cần im lặng thì nên im lặng... (Ảnh minh họa)

Nói chuyện một cách chậm giãi, hạn chế ngữ khí phê bình, khi cần im lặng thì nên im lặng... (Ảnh minh họa)

2. Hạn chế ngữ khí phê bình

Chỉ ra sai trái, lỗi lầm của người khác là điều nên làm. Nhưng điều này cũng cần phải ở vào thời điểm, hoàn cảnh thích hợp thì người nghe mới dễ dàng tiếp thu hơn.

Trong cuộc sống, một số người hễ gặp người khác là thường hay nhìn đến những mặt tiêu cực, mặt chưa hoàn thiện của họ để chỉ trích, phê bình một cách quá thẳng. Điều này kỳ thực là không nên.

Trong khi nói chuyện, chúng ta cố gắng hạn chế nói chuyện với người khác bằng giọng điệu hạ thấp, chỉ trích và mang tính dạy dỗ. Bởi vì cách nói đó sẽ khiến đối phương cảm thấy rất không thoải mái.

Khi nhắc nhở người khác, chúng ta có thể cân nhắc dùng những câu nói đùa hài hước, sẽ khiến cho người nghe không cảm thấy cứng nhắc, có thể vui vẻ chấp nhận và tăng thêm thiện chí với chúng ta.

3. Khi cần im lặng thì nên im lặng

Trong cuộc sống, người trầm tĩnh im lặng thì có sức mạnh và chiều sâu hơn nhiều những ai “Thao thao bất tuyệt”.

Rất nhiều khi, im lặng lại có sức mạnh hơn ngàn lời nói. Khi nhận thấy đối phương sai lầm, nói nhiều lời chỉ trích có thể dẫn đến phản tác dụng, thậm chí đẩy đối phương đến đường cùng.

Cổ ngữ nói: “Trượt chân còn có thể đứng dậy đi tiếp, chứ lời nói lỡ thì rất khó vãn hồi”. Cho nên, nói lời không phù hợp, không nên nói, thì không bằng im lặng.

4. Không đặt mình làm trung tâm

Không ít người khi nói điều gì cũng lấy mình làm trung tâm, rồi đánh giá nhận định người khác. Những người như vậy thường xuất phát từ việc thỏa mãn dục vọng và tư lợi của bản thân mà nói những lời cứng nhắc để đối phương nghe theo, chứ không phải vì để góp ý muốn đối phương tốt hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc
Từ khóa: