Nấu cơm bằng nước nóng hay nước lạnh? Tưởng đơn giản mà 90% bà nội trợ Việt không biết câu trả lời đúng

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người cho rằng nấu cơm bằng nước nóng mới ngon, số khách lại bảo nấu bằng nước lạnh cũng được. Vậy câu trả lời chính xác nhất là gì?

Hầu hết các gia đình Việt thường có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh. Họ quan niệm rằng, cơm dẻo thơm hay không là do chất lượng gạo và sự khéo léo trong việc đong đúng lượng nước cần thiết chứ không liên quan đến vấn đều nấu bằng nước nóng hay nước lạnh.

Một số bà nội trợ khác còn có thói quen ngâm gạo trước khi nấu khoảng 15-20 phút.

Lại có người cho rằng nấu cơm bằng nước lạnh sẽ tốt hơn bởi khi dó gạo sẽ chín từ từ. Nếu cho nước sôi vào ngay từ đầu sẽ khiến gạo bị chín ép, cơm bị cứng, không dẻo.

nau-com-bang-nuoc-nong-hay-nuoc-lanh-01

Tuy nhiên, đó là một thói quen sai lầm. Nấu cơm bằng nước lạnh là vô tình làm mất đi một lượng dinh dưỡng quý giá có trong gạo và làm cơm kém ngon. Nếu nấu cơm bằng nước lạnh, thời gian để nước nóng lên sẽ lâu hơn, khi ấy hạt gạo sẽ bị trương nở khiến cơm mất ngon.

Theo chuyên gia, nấu cơm bằng nước nóng sẽ giúp gạo nhanh chín và chín đều hơn. Từ đó, lượng dưỡng chất mất đi trong quá trình nấu cũng ít hơn và cơm dẻo hơn.

Khi nấu bằng nước nóng, lớp bên ngoài hạt gạo nhanh co lại thành màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ và giữa lại tối đa lượng chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Quá trình nấu cơm cũng nên lưu lý đậy nắp nồi thật kín, tránh để gạo tiếp xúc với không khí. Nấu cơm trong nồi kín và bằng nước sôi sẽ giúp giữ lại lượng vitamin B1 nhiều hơn 30% so với nấu bằng nước lạnh.

Dù bạn nấu bằng nồi cơm điện, bếp gas hay bếp điện, hãy nhớ nấu cơm bằng nước nóng nhé.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link