Không ăn khi tiêu hóa kém
Bưởi tính hàn, thông thường người ta sử dụng loại trái cây này để hạ nhiệt. Khi thể trạng yếu, đang bị tiêu chảy, tốt nhất không nên ăn bưởi. Ăn quá nhiều bưởi cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng.
Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Người bị bệnh dạ dày, viêm loét tá tránh, người bị bệnh tỳ hư không nên ăn bưởi. Nguyên nhân là do sự hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng của những người này tương đối kém. Lượng chất xơ từ bưởi đi vào dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã được bài tiết ra ngoài và dẫn tới áo giác mà mọi người hay gọi là nóng rát.
Không ăn ngay sau uống rượu, hút thuốc
Bưởi chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) làm tăng độc tính của nicotin trong thuốc lá và ethanol trong rượu, gây hại cho sức khoẻ. Thông thường phải sau 48 giờ ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia hoàn toàn mới nên ăn bưởi.
Không ăn khi đang dùng thuốc
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc dành cho người cao tuổi tốt nhất không nên ăn bưởi hay uống nước ép bưởi.
Người có mỡ máu cao, nếu dùng nước ép bưởi để uống cùng với thuốc giảm béo sẽ gây ra hiện tượng đau cơ, thậm chí mắc các bệnh dị ứng.
Những người đang sử dụng thuốc chống dị ứng, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi cùng với thuốc có thể dẫn tới tác dụng phụ như đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim...
Khi uống thuốc, bạn chỉ nên sử dụng nước lọc. Ngoài ra có thể hỏi ý kiến bác sĩ về những điều kiêng kỵ cần lưu ý khi dùng thuốc.
Một số thực phẩm không nên ăn cùng bưởi
Không ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn có chứa lượng một lượng lớn các chất như đồng, sắt, kẽm… Chất này gặp vitamin C trong bưởi sẽ bị oxy hóa và làm mất gia trị dinh dưỡng vốn có của cả hai loại thực phẩm.
Không nên ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột
Ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột cùng làm giảm giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm này. Do đó, khi chế biến đồ ăn, bạn không nên sử dụng các nguyên liệu này trong cùng một món.