Chùa Tam Chúc - Hà Nam ở đâu, thờ ai?
Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình.
Chùa Tam Chúc thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận… là các vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam.
Chùa Tam Chúc được xây dựng bên cạnh ngôi chùa cổ cùng tên.
Truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa, vùng đất này rừng núi trập trùng, trên dãy núi đó có 99 ngọn, nằm ở phía Tây Nam hướng về động Hương Tích (chùa Hương), trong đó 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.
Quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích khoảng 5.100 ha, bao gồm hồ nước rộng 1.000 ha, dãy núi đá và rừng tự nhiên có diện tích 3.000 ha, các thung lũng rộng gần 1.000 ha. Hiện chùa Tam Chúc được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Chùa Tam Chúc được xây dựng bên cạnh ngôi chùa cổ cùng tên, theo ghi nhận của sử sách, chùa Tam Chúc cổ được xây từ thời nhà Đinh gắn liền với sự tích: "Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh".
Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam mùa nào đẹp nhất?
Thời điểm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam lý tưởng nhất là vào mùa xuân, cụ thể là những tháng đầu năm, thời điểm của mùa lễ hội, từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 Âm lịch, khí hậu mát mẻ, thêm vào đó, du khách có thể tham gia bái Phật, cầu mong tiền tài, phúc lộc.
Còn tùy thuộc vào mục đích của chuyến đi, nếu bạn chỉ muốn khám phá chùa Tam Chúc, ngắm cảnh đẹp trữ tình, và sự linh thiêng trầm mặc của chốn cửa Phật… thì có thể đi chùa Tam Chúc Hà Nam vào bất cứ thời điểm nào.
Các phương tiện di chuyển đến chùa Tam Chúc Hà Nam
Xe đi chùa Tam Chúc Hà Nam rất nhiều, bạn có thể lựa chọn các cách thức, phương tiện di chuyển khác nhau để đi du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam thuận tiện:
Xe bus: Du khách ở Hà Nội có thể lựa chọn tuyến bus Hà Nội – Phủ Lý, xuất phát từ bến xe Giáp Bát.
Xe khách: Đây là phương tiện di chuyển thuận tiện đến chùa Tam Chúc, đa phần xe khách chạy cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ rất nhanh, chỉ mất 1 tiếng là bạn có thể đến nơi.
Phương tiện cá nhân: Bạn có thể lựa chọn di chuyển tới chùa Tam Chúc bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân, nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn chạy xe dọc quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi cứ thế đi thẳng sẽ tới.
Ngoài chùa Tam Chúc, Hà Nam còn có chùa nào nổi tiếng?
Chùa Bà Đanh nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Phủ Lý khoảng 7km theo hướng Tây Nam theo đường Quốc lộ 21B. Nơi đây được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.
Theo truyền thuyết của địa phương, chùa là nơi thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.
Nếu xưa kia nổi tiếng với câu nói “vắng như chùa bà Đanh”, giờ đây Chùa Bà Đanh là nơi thu hút đông đảo du khách gần xa tới lễ chùa và tham quan.
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh, Hà Nam có diện tích hơn 860 km2, nhỏ thứ hai Việt Nam, chỉ rộng hơn Bắc Ninh 832 km2.
Về vị trí địa lý, Hà Nam thuộc đồng bằng sông Hồng; giáp Hưng Yên, Thái Bình về phía Đông, giáp Nam Định và Ninh Bình về phía Nam, giáp Hòa Bình phía Tây và giáp Hà Nội phía Bắc. Chỉ cách trung tâm Hà Nội 50-60km, Hà Nam được coi là cửa ngõ thủ đô.
Giá vé vào khu du lịch Tam Chúc Hà Nam
Giá vé du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam bao nhiêu là câu hỏi được nhiều du khách quan tâm, thực tế du khách đi du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam không phải trả tiền vé vào cửa, nhưng sẽ cần lựa chọn 1 trong 2 phương tiện di chuyển là xe điện hoặc thuyền để tham quan:
Đi xe điện: Giá vé khoảng 90.000 VNĐ/vé khứ hồi/khách, tham quan bằng đường bộ ven bờ hồ Lục Nhạc đi vào khu vực nội cung chùa.
Đi thuyền: Giá vé khoảng 200.000 - 350.000 VNĐ/khách, từ bến thuyền vào cổng tam quan nội và lần lượt các điểm tham quan.
Ngoài ra còn nhiều combo di chuyển và ẩm thực khác. Du khách lưu ý giá trên chỉ là mức giá tham khảo, có thể thay đổi theo thực tế từng thời điểm.Trước khi tới tham quan du khách nên liên hệ trực tiếp với chùa để cập nhật giá mới nhất theo thời điểm/dịp Lễ.
Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam cần biết
Quần thể khu du lịch Tam Chúc Hà Nam rất rộng, bạn cần tham khảo bản đồ chùa Tam Chúc kỹ lưỡng trước để tránh mất thời gian tìm đường.
Nếu bạn lựa chọn du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam vào các ngày lễ hội, thì phương tiện di chuyển lý tưởng nhất là xe ôm. Các phương tiện thuyền hay xe điện sẽ phải xếp hàng lâu.
Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam là quần thể du lịch tâm linh nên bạn cần lựa chọn trang phục kín đáo, thoải mái.
Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam cần đi bộ nhiều nên bạn chú ý đem theo giày thể thao.
Lưu ý cho khách du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam nên bước vào các điện thờ của chùa từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa, không dẫm lên bậu cửa mà cần bước qua bậu cửa.
Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam cho khách du lịch là chỉ nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, nên hạn chế thắp hương bên trong chùa vì dễ ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Chỉ cắm 1 nén vào bát hương, không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ.
Tỉnh Hà Nam là quê hương của nhà văn nổi tiếng nào?
Nam Cao (? – 1951) là nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của thế kỷ XX. Ông sinh ra tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, nay thuộc xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Nam Cao là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực (1940-1945).
Tác phẩm “Chí Phèo” nổi tiếng của ông cũng được lấy cảm hứng từ những địa điểm, con người có thực tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân; nay là thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Nam Cao đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm tiêu biểu của ông có: Trăng sáng (1943), Đời thừa (1943), Sống mòn (1944), Chí Phèo (1941), Lão Hạc (1943), Một bữa no (1943)…
Nhắc đến đặc sản Hà Nam, cá kho làng Vũ Đại là món ăn mà du khách không thể bỏ qua. Món đặc sản này còn có nhiều tên gọi khác như cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu hay cá kho Hà Nam... Cá kho làng Vũ Đại sử dụng nguyên liệu chính là cá trắm đen, thịt ba chỉ và được nêm nếm bởi những gia vị đồng quê.
Quá trình chế biến và kho cá rất công phu cũng như mất nhiều thời gian, tuy nhiên thành phẩm có được sẽ là một nồi cá kho thơm ngon với thịt cá chắc, xương cá nhừ hoàn toàn cùng màu nâu cánh gián bắt mắt. Hương vị đặc trưng của cá kho làng Vũ Đại khiến món ăn này được các thực khách trong và ngoài nước "săn đón" mạnh mẽ.