Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, nghỉ hưu nhận được bao nhiêu tiền lương?

( PHUNUTODAY ) - Dự thảo luật BHXH sửa đổi, đóng bảo hiểm xã hội 15 năm sẽ được hưởng lương hưu, khi đó họ sẽ nhận được bao nhiêu tiền lương mỗi tháng?

Khi về già, một khoản lương hưu sẽ giúp cuộc sống đỡ vất vả hơn. Hiện nay, theo quy định, để được hưởng chế độ hưu trí, người lao động phải đóng 20 năm bảo hiểm xã hội (BHXH), tuy nhiên con số này được nhiều người đánh giá là khá dài. Dự thảo luật BHXH sửa đổi, đóng bảo hiểm xã hội 15 năm sẽ được hưởng lương hưu, khi đó họ sẽ nhận được bao nhiêu tiền lương mỗi tháng?

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, nghỉ hưu nhận lương bao nhiêu tiền 1 tháng?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Tại Điều 64, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu.

dong-bao-hiem-xh-15-nam-nhan-luong-bao-nhieu-1

Về mức hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tiền lương bình quân tháng đóng BHXH khi nữ đóng 15 năm, nam đóng 20 năm, sau đó mỗi năm đóng BHXH cộng thêm 2% vào lương hưu, lương hưu tối đa 75% mức lương tính đóng. Trường hợp lao động nam đóng BHXH từ 15 tới dưới 20 năm sẽ được nhận lương hưu theo số năm đóng, mỗi năm đóng được tính bằng 2,25% bình quân tháng lương tính đóng BHXH.

Như vậy, nếu lao động nam có 15 năm tham gia BHXH, lương hưu được nhận tương đương 33,7% tiền lương tháng tính đóng. Sau đó, mỗi năm đóng cộng thêm 2,25% cho tới năm thứ 20 (đạt 45% tiền lương tính đóng); từ năm đóng thứ 21 trở đi, mỗi năm người lao động tham gia BHXH đóng được cộng thêm 2% vào lương hưu.

Một số điểm mới của dự thảo luật Bảo hiểm xã hội

dong-bao-hiem-xh-15-nam-nhan-luong-bao-nhieu-2

+ Bổ sung đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã tiếp tục mở rộng đối tượng chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương và người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt (người lao động làm việc không trọn thời gian) tham gia và thụ hưởng 5 chế độ của BHXH bắt buộc. Việc bổ sung các đối tượng trên sẽ đảm bảo phù hợp với những quy định mới của Bộ luật Lao động, đồng thời đảm bảo gia tăng quyền lợi khi các nhóm đối tượng tham gia và gia tăng diện bao phủ của BHXH.

+ Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện

Dự thảo Luật quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện khi sinh con có cơ hội được hưởng trợ cấp thai sản, nguồn kinh phí chi trả sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo và người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng thêm so với quy định hiện hành.

Đây được cho là giải pháp để đa dạng, linh hoạt các chế độ bảo hiểm xã hội, tăng tính hấp dẫn của chính sách BHXH tự nguyện, nhằm thu hút người dân (đặc biệt là nhóm lao động trẻ tuổi) tham gia BHXH tự nguyện.

+ Bổ sung quy định về tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với những người có dưới 20 năm đóng phù hợp với sửa đổi điều kiện hưởng lương hưu và việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế.

Nhằm phù hợp với quy định giảm điều kiện về số năm đóng tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm, đồng thời để thúc đẩy triển khai các hiệp định về bảo hiểm xã hội với các nước (trong đó có thỏa thuận về tính cộng gộp thời gian làm cơ sở tính hưởng quyền lợi BHXH đối với người lao động làm việc ở các quốc gia khác nhau), do đó tại Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã bổ sung thêm quy định để cho phép tính được tỷ lệ hưởng lương hưu đối với những người có dưới 20 năm đóng BHXH và việc công nhận thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link