Người bán tôm mách nhỏ: Nhìn đúng 1 điểm biết ngay tôm nuôi hay tôm tự nhiên, hóa ra cực dễ

( PHUNUTODAY ) - Cách phân biệt này rất đơn giản và một lần nghe qua cũng có thể thực hiện mà không bao giờ nhầm lẫn.

Tôm là loại hải sản giàu protein, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hàm lượng axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa astaxanthin trong tôm dồi dào rất tốt cho tim và não.

Trong 85 gram tôm có 18 gram protein. Tôm còn chứa nhiều selen, vitamin B12, sắt, photpho, niacin, kẽm, magiê. Loại hải sản này còn chung cấp nhiều i-ốt - một khoáng chất không thể thiếu đối với con người.

Tôm tự nhiên có thịt ngọt ngào, dai và hương vị tốt hơn rất nhiều so với tôm nuôi. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách phân biệt giữa tôm nuôi và tôm tự nhiên. Nhưng thực tế, cách phân biệt này rất đơn giản và một lần nghe qua cũng có thể thực hiện mà không bao giờ nhầm lẫn, nhờ sự chỉ dẫn của người bán tôm.

Cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên

Khi đi chợ, nhiều chị em không biết cách chọn tôm và thường mua tôm ở bất kỳ nơi nào có bán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tôm tự nhiên thường có giá cao hơn tôm nuôi. Vì điều đó, một số nhà buôn không trung thực có thể cố tình bán tôm nuôi nhưng gọi là tôm tự nhiên để kiếm lợi nhiều hơn. Vì vậy, để tránh bị lừa khi đi chợ, chị em có thể học cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo không gặp nhầm lẫn.

Đầu tiên, hãy quan sát tôm. Tôm nuôi thường có màu vỏ sẫm hơn, thịt không đủ chắc và khi ăn, không có hương vị ngọt tự nhiên. Trong khi đó, tôm tự nhiên có vỏ màu sáng hơn, thịt chắc và khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt tự nhiên.

Để đảm bảo tôm tự nhiên chất lượng, cũng cần lựa chọn tôm tươi, vì tôm không tươi sẽ khó ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Phương pháp nhận biết không khó, chị em chỉ cần chọn những con tôm bơi khỏe, nhảy mạnh mẽ với vỏ cứng, màu sắc tôm sáng bóng và tươi rói. Đồng thời, chân tôm không bị gãy, thịt bên trong chắc chắn và bám chặt vào vỏ.

Nếu vỏ tôm chuyển sang màu trắng đục, mắt đục hoặc có màu hơi hồng, thân tôm cứng, thẳng và có kích thước bất thường, phần đầu và thân tôm không nối liền nhau, và có nước nhớt chảy ra từ bên trong tôm hoặc chân tôm chuyển sang màu đen, thì tuyệt đối không nên mua dù giá rẻ đến mức nào.

images (1)

Nếu mua tôm đã được đánh bắt và luộc chín trên tàu, trước khi bày bán, cần kiểm tra phần đuôi của tôm để xác định độ tươi. Kéo thẳng con tôm và đưa ra ngoài ánh sáng để xem khoảng cách giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Nếu các khớp rộng hơn, chứng tỏ thịt tôm không còn tươi vì có thể đã nấu quá lâu hoặc đã đông lạnh trong thời gian dài.

Một số món ngon từ tôm

Cách làm tôm sốt bơ tỏi

Tôm sốt bơ tỏi là món mà hầu hết các tín đồ hải sản đều yêu thích. Nhờ hương vị thơm béo của bơ, kết hợp cùng mùi tỏi đặc trưng khiến phần tôm trở nên dậy mùi và kích thích vị giác hơn hẳn. Món ăn này cũng có cách chế biến đơn giản, không quá phức tạp. Do vậy, nếu bạn đang thắc mắc tôm làm món gì ngon thì có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

Bước 1: Rửa sạch, cắt bỏ phần râu và chân của 500 gram tôm sú. Sau đó, bạn bắt chảo lên bếp, chiên phần tôm đã chuẩn bị cho đến khi thấy thịt tôm chín đều hai mặt là được.

Bước 2: Sử dụng một chiếc chảo sạch khác bắt lên bếp rồi cho 5 muỗng bơ thực vật vào. Đun đến khi thấy bơ đã tan hết thì cho 1 củ tỏi đã băm nhuyễn vào chảo rồi đảo đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn với nửa muỗng đường, nửa muỗng muối và nửa muỗng tiêu. Khuấy đều cho gia vị tan hết rồi cho ngò rí cùng ớt băm vào.

Bước 3: Sau khi phần sốt bơ tỏi đã có độ đặc sệt nhất định, bạn tắt bếp. Tiến hành rưới phần sốt lên phần tôm đã chiên thì có thể thưởng thức ngay.

Cách làm tôm hấp nước dừa

download (5)

Tôm hấp nước dừa là món ăn phù hợp cho mọi lứa tuổi. Đây cũng là món hải sản thơm ngon có hương vị dễ ăn đặc biệt dành riêng cho các bạn nhỏ. Vị ngọt thanh của tôm hòa quyện cùng mùi hương beo béo từ nước dừa chắc chắn sẽ khiến các thành viên trong gia đình đều thích mê. Để thực hiện món ăn này, bạn có thể làm theo các bước như bên dưới:

Bước 1: Sơ chế tôm, cắt bỏ phần râu và chân tôm, lấy phần chỉ nằm ở lưng rồi rửa lại thật sạch với nước.

Bước 2: Bắt nồi lên bếp. Bỏ phần nước của một trái dừa vào nồi. Sau đó, cho khoảng 1 củ hành tím, nêm một ít bột nêm rồi đun đến khi sôi.

Bước 3: Thả 400 gram tôm đã sơ chế vào nồi. Luộc trong khoảng 2 phút cho đến khi nhìn thấy tôm chuyển sang màu đỏ thì tắt bếp.

Bước 4: Trang trí phần tôm xung quanh miệng của trái dừa rồi thưởng thức.

Cách làm tôm hấp xì dầu

Tôm hấp xì dầu cũng là một gợi ý hay ho cho bữa cơm thường ngày nếu bạn không biết tôm làm món gì ngon. Với kiểu chế biến mới lạ này, chắc chắn các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi dùng bữa. Cách làm món này cũng đơn giản, bao gồm các bước như bên dưới:

Bước 1: Sơ chế và loại bỏ phần chỉ nằm dọc trên sống lưng của con tôm. Rửa sạch rồi để ráo nước.

Bước 2: Bắc chảo lên bếp, phi thơm phần hành tím đã băm nhuyễn trước đó. Sau khi hành chuyển vàng, cho thêm phần nấm đông cô đã thái sợi rồi đảo đều. Nêm một ít gia vị như đường, giấm tạo và đặc biệt là nước tương. Đến khi thấy hỗn hợp đã sôi thì bạn tắt bếp.

Bước 3: Dùng thìa cà phê múc hỗn hợp đã xào cho lên phần lưng đã được chẻ đôi của con tôm. Sau đó, đặt toàn bộ phần tôm lên nồi hấp lên bếp, khi nước sôi thì bạn cho đĩa tôm vào nồi và hấp với lửa vừa trong khoảng 10. Khi thấy tôm chuyển vàng cam thì tắt bếp, cho ra đĩa rồi thưởng thức.

Dù tôm bổ dưỡng nhưng những người sau nên hạn chế ăn:

Người đang có triệu chứng viêm

Tôm là nhóm thực phẩm có thể khiến cho chứng viêm trở nên nặng hơn, bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp

Nên ăn ít hải sản, bởi vì hải sản có nhiều iốt, có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bị đau mắt đỏ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh tôm thì khi bị đau mắt đỏ, bạn cũng không nên ăn các chất tanh của hải sản như cua, mực, cá...

Người bị ho

Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Do vậy, những người đang bị ho nên hạn chế ăn tôm để tránh tình trạng ho kéo dài lâu hơn. Khi ăn cần lưu ý chỉ ăn phần thịt tôm. Trong trường hợp bạn bị ho do dị ứng thì cũng nên kiêng ăn tôm đến khi khỏi hẳn.

Người có hàm lượng cholesterol cao

Trong 100gr tôm chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Người đang bị hen suyễn

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người bị dị ứng hải sản

Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.

Người hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản

Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.

Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link