Sự kiên cố hóa giai cấp
Từ xưa đến nay thì xã hội được chia thành nhiều giai cấp. Thời xa xưa có 2 tầng lớp rõ rệt là quý tộc và dân thường. Ngay cả trong xã hội ngày nay thì cũng ngầm phân chia thượng lưu, trung lưu và người có mức sống thấp hơn.
Trong cuộc sống thì những người thuộc giai cấp khác nhau đều có cuộc sống chẳng hề giống nhau. Nhưng chỉ cần họ không làm phiền nhau thì vẫn có thể sống yên ổn. Nhưng đằng sau hoàn cảnh tưởng chừng hài hòa đó thì nó lại ẩn chứa những vấn đề xã hội đó là kiên cố hóa giai cấp. Nghĩa là khó vượt qua những rào cản của giai cấp.
Các tầng lớp xã hội vững chắc, trong các nhóm của mỗi tầng đều ở trạng thái tương đối khép kín, cho dù cá nhân muốn thay đổi mức sống bằng năng lực của mình cũng phải phá bỏ đi xiềng xích của sự phân chia.
Người thu nhập thấp và người giàu sống ở môi trường khác nhau và hầu như họ chẳng có cơ hội để giao tiếp.
Sự khác biệt về quan điểm
Yếu tố hạn chế người thu nhập thấp vượt rào cản không chỉ về mặt tài sản mà còn về mặt tư duy. Nhiều người nghèo dành cả đời để theo đuổi sự ổn định và thoải mái. Thế nên khi đạt được mức sống mình mong muốn thì họ sẽ dừng lại.
Trong khi đó người giàu thì khác, họ được tiếp cận nhiều cái mới nên họ có tầm nhìn rộng. Nhờ đó mà họ ngày càng thành công. Nền tảng kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và tầm nhìn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trình đồ của con người.
Vậy nên chúng ta không thể phủ nhận rằng nền tảng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Mỗi người đều có cách sống riêng, dù giàu hay nghèo cũng phải vươn lên.