Người mắc bệnh tuyến giáp có phải kiêng rau cải và đậu nành không? Câu trả lời từ chuyên gia

( PHUNUTODAY ) - Đối với người bệnh tuyến giáp thì rau họ cải và đậu nành là những loại thực phẩm cần được lưu ý trong khẩu phần ăn.

Người mắc bệnh tuyến giáp có phải kiêng rau cải và đậu nành không?

Rau họ cải

Rau họ cải ở đây được định nghĩa là những thực vật thuộc chi Cải, không chỉ rau cải xoăn mà còn bao gồm một số rau xanh hay gặp trong bữa ăn hàng ngày của người Việt như súp lơ, cải bắp, bông cải trắng, cải búp, cải chíp... Những loại rau này chứa nhiều glucosinate, chất sản sinh ra sunforaphane, phenethyl và isothiocyanate có đặc tính chống ung thư.

rau-cai-1632412818068390411203

Glucosinate có tác động đến quá trình tổng hợp chức năng tuyến giáp, nói cách khác ăn quá nhiều rau cải có thể giảm hormon tuyến giáp hay giảm chức năng tuyến giáp. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ ăn bao nhiêu rau cải thì chức năng tuyến giáp sẽ thay đổi, hay khuyến cáo rằng người bệnh không nên ăn loại rau này.

Trong khi đó không thể phủ nhận những tác dụng tốt rau cải mang lại cho sức khỏe, do vậy người bệnh nên giữ một chế độ ăn hợp lý, cân đối và không cần kiêng tuyệt đối thực phẩm này.

Đậu nành

Đậu nành hay đỗ tương, đậu tương là loại cây họ đậu có chứa nhiều protein, được trồng làm thức ăn cho người và gia súc. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng, dùng trực tiếp hạt thô hoặc sản phẩm đã qua chế biến. Những sản phẩm từ đậu nành rất đa dạng và quen thuộc trong cuộc sống của người Việt như sữa đậu nành, đậu phụ, nước tương, bánh kẹo v.v. đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trong đậu nành có chứa isoflavones, chất này có thể ức chế hoạt động của peroxidase tuyến giáp, vốn cần để tổng hợp hormone tuyến giáp.

20190410_180514_306567_2.max-1800x1800

Người ta cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp, hoặc những người đang phải điều trị hormone tuyến giáp tổng hợp sẽ phải dùng liều cao hơn bình thường.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng với những người vốn có chức năng tuyến giáp bình thường và không bị thiếu I-ốt, Isoflavones không làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

Chính vì vậy, khẩu phần ăn chứa một hàm lượng đậu nành thông thường được coi là an toàn. Người bệnh bị suy giáp cũng không cần thiết phải kiêng tuyệt đối, điều quan trọng là phải đảm bảo cơ thể không bị thiếu I-ốt.

Thực phẩm nên ăn khi bị bệnh về tuyến giáp

1. Rong biển

Rong biển có chứa nguồn I-ốt dồi dào là thành phần chính của các Hormone tuyến giáp. Theo thống kê, những người thường xuyên ăn rong biển có tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ thấp hơn những người không ăn hoặc ăn ít do cung cấp đầy đủ I-ốt.

2. Các loại cá: cá ngừ, cá hồi...

Đa phần những loại thực phẩm cá đều chứa những khoáng chất tốt cho tuyến giáp nói riêng và sức khỏe của cả cơ thể nói chung. Đặc biệt trong cá hồi có chứa rất nhiều Protein, Vitamin B, Magie tốt cho quá trình chuyển hoá của cơ thể. Ngoài ra lượng axit béo Omega-3 dồi dào có trong cá hồi còn tăng cường thuộc tính kháng viêm tuyến giáp.

Một điểm thú vị nữa cá cũng là một loại thực phẩm có nhiều I-ốt.

3.Trứng

Trứng là nhóm thực phẩm chứa lượng I-ốt và Selen rất lớn trong lòng đỏ. Chất Selen có liên quan đến tổng hợp HormonTriiodothyronine (T3) từ Thyroxin (T4).

4. Sữa chua

Việc mất cân bằng hormon tuyến giáp gây xáo trộn các hoạt động bình thường của đường ruột, rối loạn tiêu hoá. Đối với người bị bệnh suy giáp thường hay gặp táo bón. Ngược lại, người bị bệnh cường giáp thì hay bị tiêu chảy. Sữa chua là nhóm thực phẩm giàu Vitamin D, Vitamin B12, chất khoáng và Probiotic giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong ruột, ổn định hoạt động bình thường của hệ tiêu hoá, điều hoà nhu động ruột và tăng cường hệ miễn dịch... Một hộp sữa chua sau bữa ăn 30 phút - 1 tiếng sẽ mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời.

5. Các loại rau có lá xanh sẫm.

Các loại rau có màu xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, súp lơ xanh, rau diếp, rau bina... là nguồn Vitamin A, Vitamin K dồi dào rất cần thiết để tăng cường chức năng tuyến giáp.

Lưu ý: cần tránh không ăn các loại rau họ cải: cải bắp, cải bẹ, cải thìa….. Do trong họ cải có chứa chất làm hạn chế sự hấp thụ Iốt của tuyến giáp, đặc biệt là khi ăn sống.

6. Một số loại hạt: hạt điều, hạnh nhân, hạt bí

Những loại hạt này rất giàu Protein, Magie, Kẽm, Đồng, Vitamin B và Vitamin E - tất cả những Vitamin và khoáng chất này có thể giúp tuyến giáp cũng như toàn bộ cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng tiết ra Hormon giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhịp tim và nhiều hoạt động quan trọng khác của cơ thể. Chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng giúp hỗ trợ, bổ xung, và tăng cường chức năng cho tuyến giáp. Vì thế các bạn hãy lưu tâm những món nên kiêng và món nên ăn khi mắc bệnh tuyến giáp như trên nhé.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link