Người xưa dạy con với 4 điều: "Giáo dục từ trong gia đình, không nuông chiều con, cần kiệm..."

03:17, Thứ sáu 07/02/2025

( PHUNUTODAY ) - Người xưa coi việc giáo dục con cái là trách nhiệm quan trọng của bậc làm cha mẹ, nuôi con phải dạy dỗ, nuôi mà không dạy thì không chỉ nguy hại cho mình, cũng gây nguy hại cho người khác, lại càng nguy hại hơn cho đất nước.

Gia đình dạy con phải biết tu dưỡng bản thân

Người xưa cho rằng: “Thân tu nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu quốc trị, quốc trị nhi hậu thiên hạ bình” (Tạm dịch: Tu dưỡng bản thân rồi thì mới quản lý gia đình, tề gia được rồi thì mới lo liệu cho quốc gia, lo liệu quốc gia được thì thiên hạ mới yên ổn).

Bởi vì “Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân” (Gốc của thiên hạ là ở quốc gia; gốc của quốc gia là ở gia đình; gốc của gia đình là ở mỗi người). 

Người xưa coi việc giáo dục con cái là trách nhiệm quan trọng của bậc làm cha mẹ, nuôi con phải dạy dỗ, nuôi mà không dạy thì không chỉ nguy hại cho mình, cũng gây nguy hại cho người khác, lại càng nguy hại hơn cho đất nước.

Nho gia nổi tiếng Phương Hiếu Nhụ thời Minh từng nói: “Ái tử nhi bất giáo, do vi bất ái dã; giáo nhi bất dĩ thiện, do vi bất giáo dã” (Tạm dịch: Yêu thương con cái mà không giáo dục cũng bằng như không thương; giáo dục con cái mà không dùng thiện, cũng xem như không giáo dục vậy).

Đối với xã hội ngày nay thì những quan niệm này của người xưa vẫn có ý nghĩa thực tế sâu sắc.

Người xưa coi việc giáo dục con cái là trách nhiệm quan trọng của bậc làm cha mẹ, nuôi con phải dạy dỗ... (Ảnh minh họa)

Người xưa coi việc giáo dục con cái là trách nhiệm quan trọng của bậc làm cha mẹ, nuôi con phải dạy dỗ... (Ảnh minh họa)

Chú trọng giáo dục lập chí

Người xưa giáo dục con cái rất chú trọng tạo lập chí hướng cao xa, làm một người chính trực.

Có câu rằng: “Người không lập chí hướng, thì không thành người". 

Nhan Tử Thôi nói: “Người có chí hướng thì có thể tôi luyện để thành tựu sự nghiệp, người không dựng lập chí hướng địa vị, ý chí tự rơi rụng hao mòn, ấy là người tầm thường".

Người xưa không chỉ cho rằng lập chí là quan trọng, mà còn đề ra lập “Chí” như thế nào cho tốt. 

Con nỗ lực lập chí muốn làm người quân tử, thì không so đo làm quan hay không làm quan, người người đều kính trọng con, cho nên ta muốn ngươi trước tiên phải lập nên chí khí.

Có thể thấy rằng, người xưa cũng không phải quá coi trọng việc làm quan, mà là nhấn mạnh phải hiểu đạo lý, trước tiên cần phải làm một bậc quân tử chính trực.

Dạy con cần kiệm giản dị, liêm khiết

Lấy cần kiệm làm gốc, trân quý từng manh áo từng hạt cơm, đây là một phần giáo dục vỡ lòng về đạo đức nhân sinh.

Giáo dục gia đình Trung Quốc cổ đại cũng tôn sùng cần cù, tiết kiệm, giản dị, cho rằng con người từ tiết kiệm đi đến xa hoa rất dễ, từ xa hoa về tiết kiệm thì rất khó.

Trong lịch sử, rất nhiều bậc cổ nhân đã lưu lại gia huấn. Họ không phải là do nghèo túng đói khổ mới nói đến giản dị, mà là họ hiểu rất rõ việc “Thành bởi cần kiệm, bại bởi xa hoa”, coi giản dị tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp trong cuộc đời.

Không nuông chiều con 

Người xưa dạy con chú trọng “từ ái” và phản đối “nịch ái” (nuông chiều). Điều này càng có ý nghĩa thực sự.

Hàn Phi Tử từng nói: “Cha nghiêm khắc thì trong nhà sẽ không có kẻ ngỗ ngược, còn mẹ hiền từ thì sẽ có con hư”.

Tư Mã Quang cũng nói: “Người làm mẹ, không nên lo không hiền từ, mà nên lo rằng chỉ biết yêu thương mà không biết dạy dỗ”.

Cả hai đều cho rằng tình yêu thương cha mẹ cần phải sáng suốt mà có chừng mực, mới có thể có được tác dụng tích cực. “Quá yêu thương thì cho con chu đáo đầy đủ, quá lo lắng thì vất vả

Như vậy sẽ làm cho con trẻ dưỡng thành tính cách tùy hứng, kiêu ngạo, thậm chí lầm đường lạc lối. Vậy nên người xưa nói: Yêu thương nhưng không được nuông chiều.

Câu nói “Từ mẫu bại tử” (Mẹ hiền có con hư) là đạo lý mà người xưa đúc rút ra bài học giáo huấn cho chính mình. Đạo lý này giống như lời cảnh báo, nhắc nhở những bậc cha mẹ không nên nuông chiều con cái, mà nên chú trọng giáo dục luân lý đạo đức làm người.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc