Trai tốt không lấy gái dâm bụt
Hoa dâm bụt đỏ là một loài hoa xinh đẹp, là một loại cây thường thấy ở thời cổ đại. Người xưa rất thích cách nói ẩn dụ và thay thế, hoa dâm bụt có hình dáng đẹp, giống như người phụ nữ diễm lệ. Đó là lý do vì sao người xưa thường dùng hoa dâm bụt để so sánh với những người có diện mạo xinh đẹp, được nhìn từ xa.
Người xưa tin tưởng vào nguyên tắc: “Chồng tốt lấy vợ hiền đức”, theo quan điểm của nhiều người, sắc đẹp cũng chính là ‘ngọn nguồn của tội lỗi’, trong lịch sử có rất nhiều bậc đế vương chỉ vì mê đắm sắc đẹp mà lầm đường lạc lối.
Có những kiểu phụ nữ có bề ngoài mỹ lệ, nhưng trong tâm bụng dạ hẹp hòi, thì sớm muộn cũng gây họa cho gia đình.
Thế nên mới nói hoa dâm bụt tuy đẹp nhưng lại không có hương. Cũng giống như người phụ nữ xinh đẹp, tuyệt sắc nhưng không có phẩm hạnh đạo đức vậy.
Trong dân gian cũng có một cách nói, rằng hoa dâm bụt này chỉ nở hoa nhưng không kết trái, nếu đem so sánh với người phụ nữ thì là: Người phụ nữ không thể sinh con.
Gái tốt không lấy trai mã hầu
Những người đàn ông được ví với ‘đại mã hầu’ thường là người có ngoại hình thô kệch, đức hạnh kém. Họ thường không làm đúng chức trách của một người đàn ông, không xứng đáng để dựa dẫm. Khi nghĩ đến việc một người phụ nữ kết hôn với ai đó, trước tiên cô ấy phải nhìn vào ngoại hình của đối phương.
Người xưa quan niệm rằng “tướng do tâm sinh”, một người có dung mạo xấu xí và nhăn nhó, cau có, nội tâm của họ chắc chắn cũng không mấy tốt đẹp. Tất nhiên, sẽ chẳng có gia đình nào nguyện ý gả con mình cho một người có tính tình xấu xa. Vì vậy, “gái tốt không lấy trai mã hầu''” nên được hiểu là phụ nữ khi lấy chồng thì phải lựa chọn, không thể lấy một người đàn ông xấu xí như khỉ ngựa và có đức hạnh kém.
Hôn nhân trong văn hóa truyền thống
Chuyện yêu đương và kết hôn của nam nữ chính là kết quả của duyên phận quá khứ và hiện tại, nó liên quan đến vận mệnh của dân tộc, gia đình, anh em, con cái, nó có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đối với đạo đức.
Hôn nhân là điều kiện cần thiết để nhân loại sinh sôi, phát triển, đó cũng là lời cam kết của con người đối với Thần linh, trời đất, cha mẹ và người bạn đời của mình. Các phong tục và nghi lễ cưới xin ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện ý nghĩa thần thánh này.
Bởi vậy, câu nói “Trai tốt không lấy gái dâm bụt, gái tốt không gả trai mã hầu” vẫn còn nguyên giá trị trong quá khứ. Phụ nữ khi lấy chồng nên tìm một người đàn ông có bản lĩnh, có trách nhiệm để cả đời không phải lo cơm áo gạo tiền. Và khi một người đàn ông cưới vợ, anh ta cũng phải tìm một người phụ nữ có đức hạnh, có nhân cách tốt, sẵn sàng làm việc chăm chỉ và có thể chăm sóc gia đình, chứ không chỉ bởi vẻ ngoài của cô ấy, để gia đình có thể hòa thuận.