Trong văn hóa truyền thống, những câu ca dao tục ngữ là món ăn tinh thần không thể thiếu của người xưa. Những câu này được đúc kết từ kinh nghiệm sống lâu đời, phong phú.
Đối với mối quan hệ gia đình, có một câu nói rất hay đó là: “Vợ chồng giống nhau, sống không qua khỏi buổi sớm”. Câu nói này khiến nhiều người khó hiểu, băn khoăn và thắc mắc tại sao người xưa lại khẳng định như vậy?
Thực tế, câu nói “Vợ chồng giống nhau, sống không qua khỏi buổi sớm” đề cập đến việc khi hai vợ chồng về chung một nhà, nếu quan điểm sống cùng với tính cách quá tương đồng thì hôn nhân khó hòa hợp. Người xưa quan niệm: “Trái dấu thường hút nhau”, vợ chồng tính cách và quan điểm phải bổ sung cho nhau thì mới có thể gắn bó lâu dài được.
Vợ chồng tính cách đều mạnh mẽ càng dễ xung đột
Nếu cả hai vợ chồng đều có tính cách nóng nảy, mạnh mẽ, không ai chịu nhường ai thì mọi chuyện chẳng khác gì một quả bom hẹn giờ, có thể bùng nổ bất cứ khi nào. Những cặp vợ chồng này, thường sẽ là 2 ngày một trận nhỏ, 3 ngày một trận lớn. Khó có ngày nào không xảy ra cãi vã, vợ chồng bình yên.
Chắc hẳn ai cũng biết đến câu nói: “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Tuy nhiên cuộc đời vốn là thế, nói thì dễ mà làm thì khó. Khi hai người đều có tính cách nóng nảy, vừa nóng giận đã muốn chiếm thế thượng phong, vừa bốc hỏa đã ném hết sự tôn trọng và tình yêu lên 9 tầng mây. Kết quả của sự kết hợp này thật khó mà có thể nắm tay nhau lâu dài.
Tuy nhiên, nếu tính cách cả hai vợ chồng đều im lặng, khi phát sinh một vấn đề nào đó tình trạng “chiến tranh lạnh” sẽ dễ dàng xảy ra. Lúc này, cả hai đơn giản đều là đang nín nhịn và chịu đựng đối phương. Chẳng ai chịu mở lời nói với ai câu nào, mọi chuyện cứ giữ ở trong lòng, gặm nhấm một mình khiến tổn thương càng thêm sâu. Đến một thời điểm nào đó, mâu thuẫn chồng chất khiến họ ngày càng xa nhau và không còn thấu hiểu nhau nữa.
Cũng có thể, cả hai người đều rất ưu tú. Vì thế, khi có việc bất ngờ phát sinh mà cần có người phải đứng ra mở lời trước thì chẳng ai muốn cúi đầu nhận thua. Điều này sẽ khiến vợ chồng dễ rơi vào tình cảnh cả hai đều thiệt hại.
Hai người yếu đuối kết hợp này sẽ ngày càng thụt lùi
Người xưa quan niệm “tốt quá lại hóa dở”. Không chỉ trong các vấn đề khác của cuộc sống mà hôn nhân cũng vậy. Nếu không thể quá mạnh mẽ thì không nên quá yếu mềm. Hai người mà sống quá mạnh mẽ với nhau cũng không tốt, nhưng hai người yếu đuối cũng không tốt hơn là bao.
Liệu điều này có lý hay không? Bởi nếu hai người đều quá yếu đuối thì sẽ chẳng có chuyện cãi nhau hàng ngày. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân của họ cũng chẳng thể yên bình. Lý do là vì đâu?
Nguyên nhân bởi, khi 2 người có tính cách nhu nhược ở bên nhau, họ sẽ chẳng thể làm nên việc lớn, chưa kể còn thường xuyên bị người ngoài chèn ép và bắt nạt. Khi hai bên mà xảy ra mâu thuẫn, cả hai người đều có tính cách hướng nội nên việc mở mang đầu óc để giải quyết vấn đề là điều không thể.
Một gia đình như thế, nếu lỡ có xảy ra chuyện gì thì cả 2 đều yếu đuối, nhu nhược, không thể vực dậy mà đi lên, gia đình cũng chẳng thể đột phá hay có những bước tiến nào.
Vợ chồng âm dương, nhu cương kết hợp mới là tốt
Từ trước tới nay, trong một gia đình hạnh phúc và hòa thuận thì vợ chồng thường sẽ bổ sung, bù trừ cho nhau. Ví dụ như, một người có tính cách kiên cường thì người xưa sẽ dịu dàng và nhu mì hơn. Nếu người này nóng nảy thì người kia sẽ trầm tĩnh. Hiểu đơn giản, điểm mạnh và điểm yếu của hai vợ chồng sẽ bổ sung và trung hòa cho nhau.
Nhiều nhân tài thời xưa cũng từng nhiều lần nhấn mạnh rằng: Mạnh mẽ quá kết hợp với nhau sẽ không nên chuyện, yếu đuối quá kết hợp với nhau lại càng khó thành; chỉ có mạnh yếu bổ sung cho nhau, họ mới có thể hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau tiến xa hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù tính cách hai bên có như thế nào, để có một cuộc hôn nhân bền bỉ, lâu dài đều đòi hỏi sự hi sinh và nỗ lực của cả hai người. Nguyên nhân bởi, gia đình chưa bao giờ là nơi của lý trí, đây là nơi của tình cảm, của sự yêu thương, sẻ chia và thấu hiểu.
Nếu như vợ chồng đồng lòng không việc gì không qua được. Nếu hai bên thiếu đi sự đồng cảm, không biết đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương để suy nghĩ, thiếu đi sự bao dung, nhường nhịn thì gia đình tự nhiên sẽ trở nên bất hòa, khó mà êm ấm hạnh phúc.
Đạo lý này không chỉ áp dụng cho cuộc sống hôn nhân vợ chồng, mở rộng ra phạm vi rộng hơn ngoài xã hội cũng vẫn phù hợp, đáng suy ngẫm.