4 cách loại bỏ mốc trên đũa gỗ: Đũa mới mua đừng vội dùng ngay

( PHUNUTODAY ) - Để tránh tình trạng đũa gỗ bị mốc sau một thời gian sử dụng, bạn hãy áp dụng những cách sau đây.

4 cách làm sạch vết mốc trên đũa gỗ

Dùng chanh

Chanh là nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp, không chỉ sử dụng để nấu ăn mà còn có tác dụng làm sạch hiệu quả.

Để làm sạch đũa gỗ bằng chanh, bạn cần vắt nước cốt chanh và pha loãng với nước sôi. Cho đũa vào nước chanh loãng ngâm 10-15 phút. Nếu thấy nước nguội thì có thể đổ thêm nước sôi.

Sau khi ngâm xong, lấy đũa ra, lau ráo nước rồi đem phơi ở nơi có nắng cho đến khi đũa thật khô.

lam-sach-dua-moc-01

Muối ăn

Muối ăn có thể loại bỏ các vết mốc bám trên bề mặt gỗ. Cách làm sạch vết mốc trên đũa ăn bằng muối rất đơn giản.

Đầu tiên, bạn hãy bắc một mồi nước lên bếp rồi cho một ít muối trắng vào. Sau đó, cho đũa vào nồi, bật bếp và đun sôi khoảng 5 phút.

Sau đó, vớt đũa ra rửa lại bằng nước sạch rồi phơi khô đũa dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một ngày.

lam-sach-dua-moc-02

Giấm và mật ong

Sự kết hợp giữa giấm và mật ong sẽ giúp làm sạch các vết mốc trên đũa và giữ cho đũa luôn sáng bóng.

Bạn hãy cho mật ong và giấm vào một bát nước to rồi khuấy đều. Dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp và vắt cho khăn còn ẩm. Dùng khăn này để lau từng chiếc đũa cho đến khi vết mốc không còn nữa.

Sau khi đã lau sạch, hãy đem đũa ra phơi nắng cho thật khô rồi mới cất đi.

lam-sach-dua-moc-03

Baking soda

Baking soda có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch đồ dùng trong nhà.

Bạn hãy trộn baking soda với nước cốt chanh rồi bôi hỗn hợp lên đũa gỗ. Sau đó, đem đũa đi phơi nắng khoảng 30 phút.

Sau khi phơi xong, hãy đem đũa đi rửa với nước nóng. Đũa đã rửa sạch cần được để ráo hoặc phơi nắng cho khô hẳn.

Một số lưu ý khi sử dụng đũa gỗ

Xử lý đũa mới trước khi sử dụng

lam-sach-dua-moc-04

Khi mới mua đũa về, bạn đừng vội dùng ngay. Hãy pha một chậu nước muối ấm loãng rồi bỏ đũa vào ngâm khoảng 10 phút. Sau đó, vớt đũa ra và trải đều lên mặt phẳng. Phơi đũa ở nơi có ánh nắng mặt trời như một cách khử trùng, giúp hạn chế nấm mốc phát triển.

Rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng

lam-sach-dua-moc-05

Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên rửa đũa thật kỹ để loại bỏ dầu mỡ, thức ăn bám trên đũa, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.

Tốt nhất là nên dùng nước rửa chén rửa sạch rồi xả lại với nước. Sau đó, đem đũa đi phơi khô.

Không nên chà quá mạnh tay khi rửa đũa vì có thể làm đũa bị trầy xước. Những đường rãnh nhỏ trên thân đũa chính là vị trí thức ăn dễ bị mắc kẹt, khó làm sạch và trở thành nơi trú ngụ tuyệt vời cho vi khuẩn, nấm mốc.

Tránh ngâm đũa trong nước quá lâu

Nhiều người có thói quen ngâm bát đĩa, đũa thìa trong nước rất lâu rồi mới rửa. Cách này không giúp đồ dùng sạch hơn mà còn khiến chúng bị tích tụ vi khuẩn, đặc biệt là với đũa gỗ. Đũa bị ngâm nước lâu sẽ bị giảm chất lượng, mới dùng đã bị nấm mốc tấn công.

Tốt nhất bạn nên rửa sạch đũa sau khi ăn và đem phơi khô.

Thường xuyên vệ sinh nơi đựng đũa

lam-sach-dua-moc-06

Không chỉ có đũa, nơi đụng đũa cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Vị trí đựng đũa cũng bị bụi bẩn bám vào, cộng thêm việc đũa ướt đặt trực tiếp vào ống sẽ làm đũa nhanh mốc, hỏng.

Bao lâu thì nên thay đũa mới?

Đũa là vật dụng ngày nào bạn cũng sử dụng để trực tiếp gắp thức ăn. Do đó, bạn nên thay đũa mới định kỳ để bảo vệ sức khỏe.

Bất kỳ loại đũa nào cũng có hạn sử dụng. Nếu quá hạn sử dụng mà vẫn tiếp tục dùng thì nguy cơ hại sức khỏe càng gia tăng.

Thông thường, các loại đũa nên sử dụng trong khoảng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, màu sắc của đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt hơn do tần suất sử dụng. Màu sắc của đũa thay đổi chứng tỏ vật liệu làm ra đôi đũa cũng đã bị biến chất. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đũa mới.

Đối với các loại đũa được làm bằng tre, gỗ, việc dùng quá lâu sẽ khiến nấm mốc sinh sôi, gây hại cho sức khỏe.

Khi chọn đũa, nên lựa những loại có nguồn gốc tự nhiên. Đũa càng đẹp, nhiều màu sắc càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. Tốt nhất nên chọn loại đũa đơn giản được làm từ tre, trúc, gỗ tự nhiên.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link