Nguồn gốc của Lễ Vu Lan báo hiếu hằng năm

( PHUNUTODAY ) - Mùa Vu Lan hay còn gọi là mùa báo hiếu, kéo dài từ 8 -15 tháng Bảy âm lịch, được nhiều người thành kính đón nhận như một ngày lễ lớn trong năm. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc nguồn gốc của Lễ Vu Lan thật sự từ đâu?

Hiện nay, người dân đón lễ Vu Lan theo nhiều cách khác nhau. Có người đi lễ chùa, có người tổ chức làm lễ cầu siêu ở nhà, có người chỉ thành tâm sống tốt như một cách báo hiếu với cha mẹ. Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của ông Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, và được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

nguon-goc-cua-le-vu-lan-bao-hieu-hang-nam2

Nguồn gốc của lễ Vu Lan là từ sự hiếu thuận của Mục Kiều Liên  

Từ thuở xa xưa đến nay, tấm gương hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên vẫn mãi mãi soi sáng, làm thắm đượm nhân tình. Sau khi thành đạt đạo quả A La Hán, ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn quan sát khắp, thấy Mẹ mình bị đọa đày làm loài quỷ đói. Ngài là hàng đệ tử thần thông đệ nhất, tin rằng sẽ cứu được Mẹ qua cơn đói khát đày đọa tấm thân. Ngài với hai tay cầm bát cơm xuống cõi âm dâng lên cho Mẹ. Mẹ ngài cầm bát cơm vừa đưa ngang miệng, thì than ôi! Cơm hóa thành than hồng, không thể ăn được. Tôn giả chính mắt chứng kiến cảnh tượng này, lòng đau khổ vô cùng. Tôn giả trở về xin Phật mở lượng từ bi cứu độ Mẹ ngài.

Phật dạy: “Mẹ ông đã nhiều kiếp gieo nhân xan tham keo kiệt, nên nay phải chịu quả báo làm loài quỷ đói. Một mình ông không thể cứu được. Phải nhân ngày rằm tháng bảy, tổ chức cúng dàng Phật và chúng Tăng trong mười phương, nhờ vào uy lực và sức chú nguyện của Phật và chúng Tăng mười phương thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.

Sau đó, Tôn giả Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy đem phẩm vật đến cúng dàng chúng Tăng mười phương. Mẹ của Ngài nhờ uy đức phúc lực của chúng Tăng và lòng chí thành chí kính của Ngài, sớm được thoát khỏi nỗi thống khổ của loài quỷ đói, siêu sinh về cõi lành.

Từ đó, ngày lễ Vu Lan được tổ chức long trọng để hàng Phật tử câu hội về ngôi Tam bảo, cúng dàng Đức Phật và chúng Tăng, cầu cho Cha Mẹ còn sống được thân tâm an lạc, sau khi mạng chung được sinh về các cõi lành.

nguon-goc-cua-le-vu-lan-bao-hieu-hang-nam3

 Lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức hằng năm 

Đại lễ Vu Lan bắt nguồn khi Đức Phật Bản sư - người đã dạy đạo hiếu và giúp cho Bồ tát Mục Kiền Liên giải thoát mẹ khỏi cảnh ngạ quỷ- đi hành hoá (giáo hoá). Trên đường đi hành hóa, thấy một đống xương khô bên đường, Đức Phật liền đảnh lễ (lạy xuống). Các đệ tử thấy vậy liền hỏi, Ngài là thầy của trời và người sao phải đảnh lễ? Đức Phật trả lời các đệ tử của mình: Đống xương này có thể là tổ tiên, ông bà cha mẹ của mình.

Câu chuyện này nói lên rằng, ngài là Phật nhưng hiếu đạo của người làm con bao giờ cũng phải đặt lên trên hết. Đó là cách mà ngài truyền dạy hiếu đạo làm con cho các đệ tử.

nguon-goc-cua-le-vu-lan-bao-hieu-hang-nam1

 Mùa Vu Lan chính là mùa báo hiếu 

Các đệ tử phân loại đống xương thành hai phần. Nếu xương đen mà nhẹ là phụ nữ; còn xương trắng mà nặng là đàn ông. Sở dĩ xương phụ nữ đen, nhẹ là vì có nhiều hao tổn khi mang nặng, đẻ đau, bú mớm cho đứa con của mình. Bởi vậy, việc đền đáp của con cái đối với cha mẹ là không bao giờ hết được. Kể cả khi cha mẹ đói khát, con cái róc thịt của mình cho cha mẹ ăn thì cũng không bao giờ đủ. Ngày đại lễ Vu Lan ra đời là xuất phát từ ý nghĩa này.

Bởi vậy, đạo Phật không bao giờ tách rời chữ hiếu, mà coi đạo hiếu làm con là trên hết. “Phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế”, nghĩa là cha mẹ còn như Phật còn. Ở phương Tây có ngày Mother day, Father day, người Việt tự hào có mùa Vu Lan- mùa báo hiếu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn