Mùa Vu Lan báo hiếu, cùng ngẫm lời Phật dạy về đạo làm con

( PHUNUTODAY ) - Phật dạy rằng, trong trăm điều thiện thì hiếu thảo là cái thiện hàng đầu. Trong trăm phúc báo thì hiếu thảo là pgucs báo số 1.

Phật dạy: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu đạo vi tiên” nghĩa là ngàn quyển kinh, trăm quyển sách tôn vinh hiếu đạo làm đầu. Mùa Vu lan rằm tháng 7 là dịp để những người con báo hiếu, tri ân công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Mỗi ngày đang sống là một ngày Vu lan

Bắt nguồn từ sự tích Ngài Mục Kiền Liên, vì lòng yêu thương mẹ vô bờ bến mà không ngần ngại xuống địa ngục, cúng dường phẩm vật lên chư Tăng và thành tâm cầu nguyện để mẹ thoát được kiếp khổ ngạ quỹ, sinh về thiên giới.

Như Kinh Phật đã viết: “Tột cùng điều thiện, không gì bằng hiếu. Tột cùng điều ác, không gì bằng bất hiếu”. Noi gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên, hằng năm vào dịp rằm tháng 7 những người con cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với ơn cha mẹ, ơn ông bà, tổ tiên. Vì vậy bao đời nay, Vu lan đã trở thành một ngày lễ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần duy trì và củng cố đạo lý trong gia đình, đề cao chữ Hiếu để nhắc nhở đạo làm con. Không những thế, chữ Hiếu trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người, mà nếu không thành tâm với cha mẹ họ sẽ trở nên bất hạnh.

Với đạo lý "Tu đâu cho bằng tu nhà - Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu", trong ngày Vu lan nghi thức cài hoa hồng, rửa chân tạ ơn cho cha mẹ giúp biết bao người con thức tỉnh. Đây là khoảng lặng để những người con “vô tư” kịp nhìn thấy những vết chai sạn của đôi bàn chân cha hay đôi bàn tay gân guốc của mẹ. Đâu phải đợi tới lúc lâm chung, mà chính những năm tháng ngắn ngủi còn mẹ cha bên cạnh, phận làm con luôn phải phụng dưỡng, yêu thương.

phat

 Ảnh minh họa.

Lễ Vu Lân không nhất thiết phải cúng bái, lễ lạt gì mới đủ thành tâm, chỉ cần hàng ngày, hàng giờ ghi nhớ những điều dưới đây là đủ:

1. Cha mẹ dạy bảo, con cái lắng nghe

Ở thời điểm cho mẹ khuyên giải, nhất định phải cung kính tiếp nhận. Ở thời điểm cha mẹ trách phạt, nhất định phải khiêm tốn ăn năn, kiểm điểm bản thân, sửa đổi chính mình.

Vì bậc làm cha làm mẹ nào trên thế gian này cũng đều một lòng mong con cái trưởng thành đức hạnh, mà con cái cãi lời chính là không có tâm cung kính.

2. Kiên nhẫn lắng nghe, trò chuyện cùng cha mẹ

Cha mẹ hiểu lầm, không giải thích cũng không sao, nhún một bước, nhẫn một chút, nóng nảy qua đi, cha mẹ con cái lại hòa bình.

Trên đời này, bất cứ ai cũng có thể đến rồi đi, bất cứ ai cũng có thể từ quen thuộc trở thành xa lạ, từ gần gũi trở nên người dưng nước lã.

Chỉ có cha mẹ với con cái là dù xa cách bao nhiêu cũng vẫn là người thân, người yêu nhất, không thể chối bỏ.

3. Yêu thương bản thân, yêu thương cha mẹ

Cha mẹ đánh con, cha mẹ đau, con đánh cha mẹ, cha mẹ đau. Vì thế, trong mối quan hệ cha mẹ - con cái, êm ấm thì cả hai hạnh phúc, bất hòa thì cha mẹ chịu khổ.

Người làm cha làm mẹ luôn chịu thiệt thòi, nhường nhịn và bao dung với con cái. Cha mẹ nuôi con không kể tháng ngày, con nuôi cha mẹ con đếm từng ngày.

Muốn hiếu với cha, với mẹ thì tốt với mẹ cha thôi chưa đủ, tốt với chính mình mới là sáng suốt, vì con hạnh phúc, cha mẹ khắc yên lòng.

Vu Lan báo hiếu, bông hồng màu đỏ cài áo những ai còn đang còn mẹ để báo hiếu, bông hồng trắng trên những khuôn ngực không thôi nỗi đau mất mẹ.

Dù là bất kì ai, ngày này hãy một lần ngẫm về chữ hiếu, hướng đến đấng sinh thành, tự thấy mình đã là đứa con ngoan?

Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!

Theo:  khoevadep.com.vn