Nhà có F0, không muốn trẻ lây nhiễm, bố mẹ nhớ 7 vật dụng phải trữ, 3 việc phải làm

( PHUNUTODAY ) - Phải làm thế nào để giữ an toàn cho trẻ nếu nhà có F0 là điều mà các bậc phụ huynh đều cảm thấy băn khoăn, lo lắng.

Chia sẻ trên các phương tiện truyền thông, nhiều ông bố bà mẹ bày tỏ nỗi lo lắng khi có con nhỏ ở cùng nhà với F0. Mặc dù đã tự cách ly, nhưng thực sự để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì rất khó. Nếu không may vẫn có thể lây bệnh sang cho trẻ. Bởi đề kháng của trẻ nhỏ kém, lại chưa được tiêm phòng.

Các chuyên gia khuyên bạn, để ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ khi nhà có F0, bố mẹ nhớ 7 vật dụng phải trữ, 3 việc phải làm.

7

Việc đầu tiên phải làm: Mua sẵn 7 vật dụng không thể thiếu

- Khẩu trang y tế dùng 1 lần, tính số lượng cần dùng cho từng người, bao gồm trẻ nhỏ và người lớn, dùng đủ từ ít nhất 2 - 3 tuần.

- Găng tay y tế (dành riêng cho người bệnh và cho người chăm sóc trong 2 - 3 tuần khi nhận và mang thức ăn, vật dụng tiếp tế).

- Nhiệt kế và máy đo nồng độ oxy trong máu: Theo kinh nghiệm của cá nhân, nhiệt kế thủy ngân vẫn tiện nhất, người lớn tuổi và dùng trẻ nhỏ đều tốt; Máy đo nồng độ oxy cho người bệnh (khi người mắc Covid cần nhất phải luôn theo dõi nồng độ oxy trong máu dù không cảm thấy quá mệt chăng nữa)

- Thùng đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm có nắp đậy và túi nylon đựng rác.

- Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm: Bộ đồ ăn, uống; khăn; bàn chải; thau đựng quần áo bẩn;...

- Các thuốc đang sử dụng cho người nhà và người bệnh: Người bệnh có bệnh đang điều trị thuốc gì thì phải chuẩn bị sẵn thuốc trong ít nhất 30 ngày. Thuốc hoặc toa thuốc với người nhiễm bệnh theo đơn bác sĩ kê hoặc túi thuốc được trạm y tế lưu động cung cấp. Với người nhà, trẻ nhỏ đang dùng thuốc gì cũng phải chuẩn bị sẵn sàng. Ngoài thuốc ra, cần trữ sẵn thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, viên bổ sung Vitamin C; bình xịt khử khuẩn riêng cho từng phòng trong gia đình.

- Các loại trái cây, thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Chanh, cam, quýt, lê, táo, nho, gừng, sả...

5

Việc thứ hai: Cách ly cả trẻ chưa nhiễm bệnh

Trả lời cho câu hỏi làm sao nhà có F0 mà trẻ không bị lây nhiễm, bác sĩ Bùi Nguyễn Hoàng Long – Phó trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở Y tế TPHCM từng cho biết, đối với trẻ chưa nhiễm bệnh, tốt nhất là nên có người thân khác đón về chăm sóc. Nếu không được điều kiện lý tưởng như vậy thì người lớn cần dạy bé thực hiện nghiêm quy định 5K để hạn chế lây nhiễm.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không kiêng tắm. Tăng cường rau xanh, hoa quả, nước, ăn thực phẩm lành mạnh.

Việc thứ ba: Người chăm trẻ cũng phải tự chăm sóc mình

Muốn nhà có F0 mà trẻ không bị lây nhiễm, không chỉ chăm cho trẻ mà người chăm sóc trẻ cũng phải giữ gìn rất cẩn thận với những việc sau:

- Khẩu trang 24/24 (trừ giờ ăn thôi, chứ ngủ chung với con mẹ cũng mang vì không biết khi nào mình trở thành F0);

- Bổ sung viên vitamin C liên tục mỗi ngày, ngày 2 lần;

- Ăn uống đủ bữa, đúng giờ, không bỏ bữa và có bổ sung thêm trái cây, rau củ quả đầy đủ để tăng đề kháng cho cơ thể; đặc biệt phải kiêng ăn đồ ngọt, đồ quá mặn và đồ dầu mỡ;

- Khử khuẩn hai tay trước khi chăm sóc bé;

- Test sau mỗi 3 ngày.

- Giữ vững tinh thần lạc quan, truyền sự lạc quan này cho mọi thành viên trong gia đình.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link